Một người có phúc hay không phải đến những năm sau trưởng thành mới biết được, vì nửa đời đầu chỉ là quá trình tích lũy phúc vận.
Thuở ấu thơ, cái phúc của chúng ta chính là được bố mẹ yêu thương và chiều chuộng, dù họ lam lũ đến mấy cũng không để con cái chịu khổ.
Lớn hơn, bắt đầu dấn thân vào xã hội ngoài kia, đối nhân xử thế chính là cách con người tích phúc. Phúc đến sớm dễ khiến con người mụ mị, lầm đường lỡ bước. Những gì đến quá nhanh cũng dễ dàng mất đi, không được trân quý thật sự.
Đời người bất kể bay cao đến đâu, điều quan trọng nhất là có thể đáp cánh an ổn hay không. Mặc dù thế giới ngoài kia đầy rẫy sự bất ổn, nhưng cái phúc của một người còn phải tự mình nắm bắt và tu dưỡng.
Làm thế nào để biết một người có phúc hay không, hãy xem họ có 3 đặc điểm này không nhé!
Biết cách sống dung hòa với mọi người
Cái nóng và cái lạnh ở trên đời thì dễ, nhưng khó thoát khỏi sự hờ hững và lành lụng của lòng người. Nếu một người có thể thoát khỏi tình yêu và thù hận bên trong của mình, trở nên bình yên và lãnh đạm thì cuộc sống của người đó ắt bình an.
Trong xã hội nóng nảy này, nhiều người sẽ trở nên cáu kỉnh và đầy thù hận khi gặp chuyện khó chịu nào đó nên sẽ làm nhiều hành vi phi lý.
Việc bạn sống mà cứ thù dai thì sẽ không bao giờ tìm được cuộc sống tử tế, quá nhiều bất hạnh, đúng sai đều do bạn suy nghĩ mà ra. Cuộc đời là những chuyến đi ai cũng biết điểm cuối, điều quý giá nhất chính là những kỉ niệm trên đường đi, vì vậy chúng ta nên đối xử tốt hơn với bản thân mình.
Biết đủ đầy
Người biết đủ mới có thể cười tươi như hoa, cho dù khó khăn trước mắt cũng biết tìm thấy hạnh phúc, nhờ đó mà hạnh phúc đong đầy phía cuối con đường.
Người ta có câu: “Không có cái tội nào lớn bằng lòng tham, không có cái họa nào lớn bằng việc không biết đủ đầy, không có cái ác nào ghê gớm bằng dụּc vọnּg đen tối. Vì vậy, hãy biết đủ để có tích phúc”.
Thật vậy! Hậu họa thường đến từ lòng tham không đáy. Đã có biết bao người tài hoa tự hủy hoại bản thân chỉ vì “đã có thứ này còn muốn nhiều hơn”.
Cuộc sống vốn dĩ không có quá nhiều đau khổ đến thế, chỉ là một số người lại cảm thấy khổ cực quấn thân. Song nguyên nhân của cái khổ này đều xuất phát từ những lần không cảm thấy đủ. Kiểu người này có đặc điểm lớn nhất là thích kể khổ. Thật ra, cái khổ này trong mắt của người biết đủ đầy lại vô cùng bình thường.
Đương nhiên chúng ta không thể phán xét cuộc sống của người khác, bởi lẽ mỗi người có mỗi trải nghiệm riêng. Song chúng ta có thể thay đổi cách nhìn nhận và tư duy để dễ dàng thấy hạnh phúc hơn.
Trái tim từ bi
Người xưa từng nói: "Giữ thức ăn cho chuột, không thắp đèn cho sâu bọ’’.
Không để chuột chết đòi bằng thức ăn thừa, không để sâu bọ bay vào đốt lửa, ban đêm không thắp đèn.
Những tấm lòng nhân ái của người xưa là nền tảng để chúng ta tu thân dưỡng tính.
Nếu thiếu thiện tâm, thì một người không khác gì như gỗ đá, cỏ cây.
Hãy tưởng tượng như thế này, nếu ai cũng đánh mất lòng nhân ái trong cuộc sống thì trên đời này chẳng còn sự cảm thông, giúp đỡ, cứ sống trong thế giới vô tâm và vô vị như vậy thì sao có phúc đúc được.
Cuộc sống này chẳng thiếu những người không hiểu chân lý này, vì muốn ham muốn vật chất mà đánh mất đi lương tâm.Tưởng rằng mình được lợi thì sẽ có phúc trong cuộc sống, nhưng thực tế thì hành vi này chẳng khác nào đùa với lửa và tự thiêu.
Đời người chỉ khi học được sự thấu hiểu, cảm thông với bất hạnh của người khác thì mới trở nên nhân hậu và tươi đẹp. Ngoài việc cho người khác, lòng từ bi còn có thể mở rộng trái tim và phát triển lòng từ bi với bản thân.
Ngay cả khi bạn không có khả năng giúp đỡ người khác, một nụ cười và một lời an ủi có thể khiến mọi người cảm thấy ấm áp, mở rộng trái tim và mang lại hạnh phúc cho cuộc sống của bạn.’’