Tổng thống Indonesia yêu cầu cải cách căn bản ngành y tế

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 14/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh rằng các cải cách “căn bản” trong lĩnh vực y tế cần được đẩy mạnh nhằm ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiện nay.
Tổng thống Indonesia yêu cầu cải cách căn bản ngành y tế
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surakarta, Trung Java, Indonesia ngày 4/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Trong thông điệp quốc gia thường niên đọc trước Quốc hội, Tổng thống Widodo cho rằng phòng chống dịch bệnh và lối sống lành mạnh cần được ưu tiên, song song với việc tăng cường năng lực con người, phát triển các bệnh viện và trung tâm y tế, sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế. 

Người đứng đầu Nhà nước Indonesia cũng yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực, trong đó có việc vận hành các chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu phân phối trên khắp đất nước, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho người nông dân và củng cố các hợp tác xã nông nghiệp.

So sánh tình hình kinh tế hiện tại với “sự cố máy tính” gây đình trệ, Tổng thống Widodo cho rằng Indonesia cũng như các quốc gia khác cần “tắt máy, khởi động lại” và Jakarta cần tận dụng cuộc khủng hoảng này như một động lực để tạo ra “bước nhảy vọt”.

Về cải cách năng lượng, ông Widodo nêu rõ kế hoạch cắt giảm nhập khẩu dầu mỏ tốn kém bằng cách tăng cường sử dụng nhiên liệu làm từ dầu cọ. Hiện Indonesia bắt buộc sử dụng dầu di‌esel sinh học với hàm lượng dầu cọ 30% (D30). Tháng trước, công ty Pertamina của nước này đã sản xuất lô dầu di‌esel sinh học đầu tiên được làm hoàn toàn từ dầu cọ (D100) và dự kiến sản xuất 1.000 thùng mỗi ngày tại nhà máy lọc dầu Dumai. Theo Tổng thống Widodo, D100 sẽ giúp tiêu thụ tối thiểu một triệu tấn dầu cọ để sản xuất 20.000 thùng nhiên liệu mỗi ngày. 

Tổng thống Indonesia cũng nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy quá trình chế biến nguyên liệu thô bao gồm chuyển đổi than đá thành khí đốt và quặng niken thành sắt niken và thép không gỉ, như một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động.

Trong quý II/2020, nền kinh tế Indonesia đã suy giảm 5,32% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất kể từ quý I/1999. Để ứng phó với các tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ nước này đã quyết định dành 695.000 tỷ rupiah (47,93 tỷ USD), tương đương 4,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cho các gói kíc‌h thí‌ch dưới nhiều hình thức như cấp tiền mặt trực tiếp, miễn giảm tiền điện, phân phối nhu yếu phẩm, bảo lãnh tín dụng và ưu đãi thuế…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật