Ông Tập Cận Bình phát động ‘Chiến dịch sạch bát sạch đĩa’

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chủ tịch Tập Cận Bình mới đây đã phát động một chiến dịch nhắm vào vấn nạn lãng phí thực phẩm, “kẻ thù“ mới của Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình phát động ‘Chiến dịch sạch bát sạch đĩa’
Lãng phí thực phẩm, ‘kẻ thù’ mới của Trung Quốc. Ảnh: AP/Nikkei

Theo tờ Guardian, “Chiến dịch sạch bát sạch đĩa", một sáng kiến được đề xướng lần đầu vào năm 2013, mới đây được Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc lại trong bài phát biểu hôm 11/8, sau khi ông nhấn mạnh dịch Covid-19 đã "gióng lên hồi chuông cảnh báo" về tình trạng lãng phí thực phẩm tại Trung Quốc.

"Lãng phí là điều đáng xấu hổ và tiết kiệm là điều đáng trân trọng", ông Tập Cận Bình cho biết trong bài phát biểu. Ông mô tả lượng thực phẩm đang bị lãng phí tại Trung Quốc là điều "gây sốc và đáng buồn", Tân Hoa Xã đưa tin.

Trích dẫn một bài thơ, ông nói: “Ai biết được thức ăn trên đĩa của chúng ta, mỗi hạt thóc đều từ công sức khó nhọc?”. Chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi “tiếp tục cảnh giác về một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực. Tác động của dịch Covid-19 trong năm nay đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo”.

Việc tập trung giải quyết nạn lãng phí thực phẩm tại Trung Quốc diễn ra sau khi lũ lụt nghiêm trọng kéo dài nhiều tuần làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phần làm giá thực phẩm tăng cao.

Thêm vào đó, trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ và nhiều nước khác, an ninh lương thực - thứ luôn được xem là một ưu tiên của Trung Quốc – đã trở nên quan trọng hơn. Theo một số ước tính, có tới 20 đến 30% lượng thóc lúa của Trung Quốc là nhập khẩu.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng của các địa phương. Tại Hồ Bắc, Hiệp hội Ngành dịch vụ ăn uống Vũ Hán đã kêu gọi các nhà hàng trong thành phố ban hành hệ thống gọi đồ ăn N-1. Theo đó, một nhóm thực khách phải đặt số lượng món ít hơn số người trong nhóm.

Tiếp sau Vũ Hán, chính quyền các thành phố Hàm Ninh (Hồ Bắc) và Tín Dương (Hà Nam) cũng đề xuất triển khai hệ thống N-1.

Trong khi đó, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Trùng Khánh đã cho lắp đặt nhiều màn hình LED với câu khẩu hiệu "tạo lập một hệ thống nhắc nhở tiêu dùng tiết kiệm", cũng như ban hành “các biện pháp giám sát thực khách ăn uống thanh đạm".

Tuy nhiên, "Chiến dịch sạch bát sạch đĩa" được cho là sẽ vấp phải nhiều khó khăn. Ở Trung Quốc, món ăn thường được phục vụ theo kiểu gia đình với các đĩa đồ ăn chung, và các nhóm thực khách thường gọi nhiều món hơn số người trong nhóm.

Phía dưới một bài viết về hệ thống N-1 đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo, nhiều người dùng mạng xã hội Weibo đã đưa ra những bình luận mang tính hoài nghi, thậm chí là tức giận. 

Theo một báo cáo năm 2015 của viện Khoa học Trung Quốc và các đối tác, hàng năm có tới 18 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí ở các thành phố lớn. Số lượng thực phẩm này đủ để cung cấp cho 30 đến 50 triệu người mỗi năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật