Nga tấn công chính xác sân bay chiến lược, tiêm kích Ukraine “gục ngã”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khoảnh khắc tiêm kích Ukraine bị tên lửa Nga tấn công đã được công khai. Hình ảnh cho thấy, tiêm kích đã bị phá hủy sau khi bốc cháy dữ dội.
Nga tấn công chính xác sân bay chiến lược, tiêm kích Ukraine “gục ngã”
Tên lửa siêu thanh Nga tấn công thành phố Dnipro, Ukraina ngày 21/11/2024. Ảnh: east2west

Quân đội Nga đã phá hủy một chiếc máy bay chiến đấu MiG-29, do Liên Xô chế tạo, của Không quân Ukraine (UAF) tại khu vực Dnepropetrovsk.

Chiếc MiG-29 đang tiếp nhiên liệu và nạp vũ khí tại Sân bay Quốc tế Dnipro thì bị một tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M tấn công. Loại tên lửa này được trang bị đầu đạn nhiệt áp có khả năng gia tăng hiệu ứng nổ. Video ghi lại cảnh tấn công đã được đăng tải trên mạng xã hội vào ngày 23/11.

Truyền thông Nga cho biết, vụ tấn công bằng tên lửa này đã phá hủy hoàn toàn chiếc máy bay chiến đấu.

Tên lửa Iskander-M, được sử dụng trong vụ tấn công, có tầm bắn gần 500 km và có thể được trang bị các loại đầu đạn khác nhau, bao gồm đầu đạn chùm, đầu đạn nhiệt áp, đầu đạn phân mảnh nổ mạnh, đầu đạn phá hầm và thiết bị phát xung điện từ (EMP) phục vụ cho các nhiệm vụ chống radar.

Tên lửa có khả năng cơ động cao và được dẫn đường bởi hệ thống định vị quán tính hỗ trợ GLONASS. Nó cũng có thể được trang bị đầu dò quang học với hệ thống đối chiếu bản đồ kỹ thuật số để dẫn đường giai đoạn cuối.

Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hơn hai năm trước, Không quân Ukraine có khoảng 40 chiếc MiG-29 thuộc các phiên bản MiG-29A, MiG-29S, MiG-29MU1 và MiG-29MU2. Năm ngoái, Ukraine cũng nhận ít nhất 27 chiếc MiG-29G và MiG-29AS từ Ba Lan và Slovakia. Tuy nhiên, nhiều chiếc trong số này đã bị quân đội Nga bắn hạ hoặc phá hủy trên mặt đất.

Trong những tháng gần đây, quân đội Nga đã gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào nhiều mục tiêu quân sự có giá trị cao của Ukraine ở phía sau tiền tuyến, chủ yếu sử dụng tên lửa Iskander-M.

Trước đó, đêm 21 tháng 11, quân đội Nga đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik để tấn công nhà máy Yuzhmash tại Dnepr. Theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tấn công được thực hiện mà không sử dụng đầu đạn hạt nhân và đã đánh trúng mục tiêu với độ chính xác cao. Không ghi nhận thương vong trong dân thường hoặc nhân viên tại nhà máy.

Tên lửa tầm trung Oreshnik có khả năng đạt tốc độ lên tới 10 Mach (2,5–3 km/giây) và tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Thiết kế đặc biệt của nó cho phép mang theo sáu đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn nổ mạnh và đầu đạn hạt nhân. Theo các chuyên gia quân sự, các hệ thống phòng không hiện đại không thể đánh chặn loại vũ khí này, khiến nó trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược răn đe.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Vladimir Putin cho biết quyết định sử dụng Oreshnik liên quan đến sự leo thang của xung đột. Đồng thời, Điện Kremlin xác nhận, Mỹ đã được cảnh báo về vụ phóng 30 phút trước khi thực hiện, thông qua các kênh an ninh hạt nhân tự động.

Phát biểu trên truyền hình, ông Putin cho biết, tên lửa này rất khó đánh chặn: "Hiện nay trên thế giới không có biện pháp đối phó nào và cũng không có phương tiện nào để đánh chặn tên lửa như vậy. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm vũ khí mới nhất này, sau đó tiến tới sản xuất hàng loạt".

Theo Lầu Năm Góc, thiết kế của Oreshnik dựa trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tầm xa RS-26 Rubezh của Nga. Các quan chức Mỹ nhận định Oreshnik là tên lửa thử nghiệm và Nga mới sở hữu số lượng giới hạn.

Oreshnik mang đầu đạn thông thường nhưng Moscow vẫn có thể nâng cấp nếu muốn. "Nó có thể được biến đổi để mang theo các loại đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân khác nhau", người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15542
  1. Ukraine giữa bộn bề áp lực thực địa và ngoại giao
  2. Thủ đô Kiev của Ukraine rung chuyển vì bị tên lửa đạn đạo Nga tấn công quy mô lớn
  3. Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng đề xuất trao đổi lãnh thổ với Liên bang Nga
  4. Ukraine nói Nga dồn quân ở Chasiv Yar, Moscow muốn giải quyết tận gốc xung đột
  5. Nga giành quyền kiểm soát “nút” phòng thủ lớn của Ukraine ở Donbass
  6. Quân đội Ukraine tấn công sang tỉnh Belgorod của Nga
  7. Ukraine lo sốt vó trước mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên, Nga sắp phản công lớn
  8. “Lệnh ngừng bắn tạm thời ở Ukraine là không thể chấp nhận được”
  9. Nga tuyên bố không chấp nhận lệnh ngừng bắn tạm thời ở Ukraine
  10. Ác mộng của Ukraine lo bị Mỹ - Nga gạt sang bên trong đàm phán chấm dứt xung đột
  11. Nga siết gọng kìm cắt đứt mạch tiếp tế tại Pokrovsk, Ukraine tính kế thoát hiểm
  12. Ukraine lo lắng về “thảm họa” ngừng bắn với Nga
  13. Nga lên tiếng việc ông Zelensky muốn đàm phán 4 bên chấm dứt xung đột Ukraine
  14. Ukraine tập kích loạt cơ sở năng lượng Nga, nhiều chuyến bay phải hủy
  15. Ukraine coi bầu cử sau khi ngừng bắn với Nga “là kế hoạch thất bại”
  16. Thêm những tín hiệu cho cơ hội hòa bình Nga - Ukraine
  17. Điều lính không quân Ukraine sang bộ binh, lợi bất cập hại?
  18. Xe tăng Leopard 1A5 nâng cấp chịu được cuộc tấn công của hàng loạt FPV Nga
  19. Nga tuyên bố kiểm soát thị trấn chiến lược tại Donetsk
  20. Kịch bản chấm dứt xung đột Nga - Ukraine dưới thời ông Trump sẽ ra sao?
  21. Nga sẵn sàng thảo luận với Mỹ về xung đột Ukraine
  22. Ukraine như ngồi trên lửa trước lợi thế không ngờ của Nga tại Kursk và Donetsk
Video và Bài nổi bật