Sắc lệnh hà khắc của thủ lĩnh tối cao Taliban

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Taliban ráo riết thực thi sắc lệnh yêu cầu phụ nữ che kín từ đầu đến chân và trấn áp các cuộc biểu tình hiếm thấy của công chúng phản đối quy định hà khắc này.
Sắc lệnh hà khắc của thủ lĩnh tối cao Taliban
Một khu chợ ở Kabul, Afghanistan vào tháng 11/2021. Ảnh: New York Times.

Mẹ của Maryam Hassanzada khẩn cầu cô không đi biểu tình dù cô đang bước ra khỏi cửa nhà.

Hassanzada trấn an mẹ, rồi cô gái 24 tuổi này cùng hơn một chục phụ nữ khác xuống đường phản đối sắc lệnh của Taliban mới ban bố trong tháng này, yêu cầu phụ nữ Afghanistan che kín từ đầu tới chân, theo New York Times.

Phụ nữ Afghanistan bị áp bức tồi tệ

Không che phủ mặt, những người phụ nữ hô vang “Công lý! Sự công bằng!" và "Hãy chấm dứt hành động độc đoán đối với phụ nữ!".

Họ biểu tình trong khoảng 10 phút trước khi bị các tay súng Taliban cưỡng ép giải tán.

Những người biểu tình cho biết họ đã bị các nhân viên an ninh của Taliban bắt giữ trong hai giờ, bị thẩm vấn và quát tháo, sau đó được thả ra với cảnh báo không được tái phạm.

Hassanzada không chịu khuất phục.

Cô nói: “Nếu chúng tôi không phản đối, thế giới sẽ không biết phụ nữ Afghanistan bị áp bức tồi tệ như thế nào”.

Phụ nữ Afghanistan đang phải chịu đựng những ngày tháng thực sự tồi tệ. Taliban không có dấu hiệu nới lỏng sự áp chế không chỉ đối với các quyền cơ bản như giáo dục và làm việc cho phụ nữ, mà bóp nghẹt mọi mặt đời sống của họ, từ thái độ ứng xử tới việc đi lại.

Sắc lệnh trùm kín toàn thân không chỉ đòi hỏi phụ nữ phải trùm khăn từ đầu tới chân mà còn yêu cầu họ ở nhà nếu không có lý do thuyết phục để ra ngoài.

Sắc lệnh hà khắc này theo sau quy định trước đó yêu cầu phụ nữ phải có người thân là nam giới đi kèm nếu muốn đi tới nơi nào cách nhà hơn 70 km.

Hồi tháng 8/2021, Taliban đã hứa hẹn sẽ có các chính sách ít hạn chế hơn đối với phụ nữ so với thời kỳ cầm quyền trước đó của nhóm chiến binh này vào cuối những năm 1990.

Người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid lúc đó nói với các phóng viên: “Sẽ không có B.L đối với phụ nữ, không có định kiến đối với phụ nữ”.

Thực tế hoàn toàn trái ngược.

Chỉ trong vài tháng, Taliban đã áp đặt các sắc lệnh khó hiểu, kéo lùi những bước tiến rất khó khăn mới đạt được của phụ nữ Afghanistan trong hai thập kỷ qua. Những sắc lệnh đánh trực diện vào nữ quyền này của Taliban lột tả sự diễn giải thô bạo của nhóm chiến binh đối với luật Hồi giáo Sharia vốn hà khắc đối với quyền của nữ giới.

Bị đánh đập vì ra đường không che mặt

Trên các đường phố của thủ đô Kabul, việc thực thi các quy định này có phần hỗn độn.

Tại quận Dasht-e-Barchi, nơi sinh sống của người Hazaras, một dân tộc thiểu số chủ yếu là người Hồi giáo dòng Shiite, rất ít phụ nữ che mặt - ngoại trừ khẩu trang y tế ngừa Covid-19. Tuy nhiên, ở Karte Naw gần đó, một khu vực của dân tộc Pashtun, thuộc dòng Hồi giáo Sunni đa số, hầu hết phụ nữ đều đeo khăn trùm đầu hoặc khăn che mặt.

Một số phụ nữ ở Kabul nói rằng họ bị những người đàn ông trên đường phố quấ‌ּy rố‌ּi và đánh đập, khi xuất hiện ở nơi công cộng mà không che mặt.

Ở những vùng bên ngoài thủ đô Kabul, phần lớn phụ nữ dường như tuân theo sắc lệnh. Trên khắp đất nước, nhiều phụ nữ nói rằng họ bị lực lượng thực thi sắc lệnh của Taliban uy hiế‌p, đôi khi một cách thô bạo và ra lệnh cho họ phải trùm kín.

Tại tỉnh phía bắc Takhar, Farahnaz - một sinh viên đại học - cho biết cảnh sát tôn giáo đã lập các chốt kiểm tra xe chở phụ nữ. Cô tiết lộ rằng những người không đeo khăn trùm kín bị gây khó dễ và yêu cầu quay về nhà.

“Tôi đội khăn trùm đầu màu sắc nhưng họ đòi tôi quay về nhà, yêu cầu tôi phải đội hijab và niqab màu đen”, Farahnaz kể lại. Nữ sinh viên yêu cầu không công khai toàn bộ danh tính của mình trên truyền thông vì lo ngại gặp phiền toái.

Các kiểu khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo. Đồ họa: BBC.

Anisa Mohammadi, 28 tuổi, một luật sư ở Mazar-i-Sharif, miền Bắc Afghanistan, cho biết cô đã mua một chiếc burqa vì sợ gặp rắc rối. Cô tiết lộ cảnh sát tôn giáo địa phương đang giám sát chặt chẽ nữ giới và ra lệnh cho họ phải trùm khăn.

Tại tỉnh Baghlan, cũng thuộc miền Bắc Afghanistan, Maryam, 25 tuổi, một nhà hoạt động nữ quyền từ chối việc trùm khăn che kín mặt, chia sẻ với New York Times rằng một người bạn của cô bị đe dọa B.L nếu tiếp tục chỉ đội khăn trùm đầu.

Maryam nói: “Tôi rất sợ”. Cô gái trẻ yêu cầu không công bố họ của mình.

“Taliban nói với tôi rằng tốt hơn hết tôi đừng đặt chân vào thành phố lần nữa nếu không che mặt”, Maryam cho biết thêm.

Ở Kabul, một sinh viên đại học 24 tuổi đội khăn trùm đầu nhưng không che mặt đến khu vui chơi giải trí đã bị một tay súng Taliban chĩa súng vào đầu. Người này cho biết tay súng Taliban đó hét vào mặt cô, yêu cầu cô che mặt lại.

Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các tay súng Taliban đã chĩa vũ khí vào những phụ nữ biểu tình, xịt hơ‌i ca‌y và sỉ vả họ bằng những lời lẽ khó nghe.

Truyền thông địa phương đưa tin một số nữ sinh viên tại Đại học Kabul đã bị lực lượng thực thi sắc lệnh Taliban đuổi về nhà vì không tuân thủ sắc lệnh về hijab.

Giải thích quanh co

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền báo cáo rằng cảnh sát tôn giáo Taliban đã cố gắng ép buộc những phụ nữ Afghanistan làm việc cho phái bộ Liên Hợp Quốc ở Kabul phải che mặt.

Tuy nhiên, ông Muhammad Sadiq Akif, phát ngôn viên của Bộ Tuyên truyền Đức hạnh và Ngăn ngừa thói xấu ở Kabul, nói rằng chưa có bất kỳ phụ nữ nào bị buộc tội hoặc trừng phạt.

Ông khẳng định các hoạt động tuần tra của cơ quan này không nhằm ép buộc phụ nữ phải trùm kín mà chỉ nhằm giải thích sắc lệnh để khuyến khích việc tuân thủ đầy đủ.

Bộ Tuyên truyền Đức hạnh và Ngăn ngừa thói xấu là cơ quan do Taliban lập nên, thay thế cho Bộ Phụ nữ của chính quyền trước.

Ông Muhammad Sadiq Akif cũng phủ nhận việc phụ nữ bị bắt buộc trùm khăn màu đen, nói rằng họ có thể trùm khăn với bất kỳ màu sắc nào.

Người phát ngôn này nhấn mạnh: “Chúng tôi tôn trọng phụ nữ, chúng tôi không ngăn chặn biểu tình, không triệu tập hoặc trừng phạt bất kỳ phụ nữ nào”.

“Khăn trùm là mệnh lệnh của đức tối cao và phải được tuân thủ”, ông Akif tuyên bố và nói thêm rằng quy định đối với phụ nữ là “để bảo vệ chính họ”.

Sắc lệnh gây sốc nói trên do thủ lĩnh tối cao của Taliban, Haibatullah Akhundzada, ban bố. Trong sắc lệnh, thậm chí có cả những hình phạt theo cấp độ tăng dần, bao gồm cả án tù, đối với những người thân là nam giới của phụ nữ liên tục từ chối che mặt.

Sắc lệnh gây sốc do thủ lĩnh tối cao của Taliban, Haibatullah Akhundzada, ban bố hôm 7/5. Ảnh: AFP.

Ông Akif nói rằng một số đàn ông đã bị cảnh cáo chính thức, nhưng không bị trừng phạt.

Nhiều phụ nữ đã công khai bày tỏ sự bất bình. Mozhda, 25 tuổi, một nhà hoạt động nữ quyền từ chối trùm kín mặt ở Mazar-i-Sharif, chia sẻ: “Cha và các anh tôi không có vấn đề gì với tôi cả”.

Cho đến khi tiếp quản vào mùa hè năm ngoái, Taliban đã mất quyền lực cai trị trong 20 năm và nhiều phụ nữ, đặc biệt là ở các thành phố, đã quen với một cuộc sống thoải mái hơn.

Fatima Farahi, 55 tuổi, một nhà hoạt động nữ quyền ở Herat, miền Tây Afghanistan, nêu rõ: “Phụ nữ bây giờ không giống với 20 năm trước, Taliban nên hiểu điều đó”.

Bà cho biết thêm nhiều phụ nữ khác ở Herat đã từ chối trùm mặt. Fatima Farahi cũng xác nhận cho đến nay bà và các đồng nghiệp vẫn chưa bị Taliban đe dọa.

Tại Kabul, người biểu tình - những người tự gọi mình là Phong trào Phụ nữ Vững vàng Afghanistan, tuyên bố sẽ tiếp tục phản đối sắc lệnh và sử dụng mạng xã hội để kêu gọi phụ nữ phản đối sắc lệnh.

Khi các tay súng Taliban tìm cách ngăn chặn cuộc biểu tình của phụ nữ gần đây, người dẫn đầu cuộc biểu tình, Munisa Mubariz, đã hét lên: "Các người không thể ngăn tiếng nói của chúng tôi!".

Dẫn đầu cuộc biểu tình phản đối sắc lệnh yêu cầu phụ nữ đeo khăn trùm kín, Munisa Mubariz, đã hét lên: "Các người không thể ngăn tiếng nói của chúng tôi!".

Những người phụ nữ này cho biết họ bị cảnh báo sẽ phải vào phong giam 5 ngày nếu biểu tình một lần nữa.

Năm nhà báo phương Tây và hai phóng viên Afghanistan đưa tin về cuộc biểu tình cũng bị giữ lại và thẩm vấn trong hai giờ. Sau đó, họ đã được thả ra.

Ông Akif nói rằng những phụ nữ biểu tình đã phạm sai lầm và sau đó “đã được giải thích để hiểu đúng” về sắc lệnh.

Người phát ngôn này nói thêm: “Không ai được phép phản đối bất kỳ phán quyết Hồi giáo nào và đó bị coi là một tội ác. Nếu họ hiểu và được chỉ ra điều đúng đắn, họ sẽ không bao giờ làm những điều như vậy. Tôi chắc chắn rằng họ sẽ tuân thủ sắc lệnh”.

“Không đời nào!” - đó là câu trả lời của Zakia Zahadat, một trong những người biểu tình.

“Tôi sẽ trở lại. Tôi sẽ không ngừng phản đối”, người phụ nữ 24 tuổi này tuyên bố.

Cô đặt câu hỏi: “Chúng ta đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng xã hội và khủng hoảng chính trị, nhưng Taliban chỉ quan tâm đến chiếc khăn trùm? Điều này có nghĩa là nếu chúng ta đeo khăn trùm kín thì mọi vấn đề của chúng ta sẽ được giải quyết?".

Jamila Barati, 25 tuổi, một người biểu tình khác, nói: “Phụ nữ phải đấu tranh cho quyền của mình, bất kể rủi ro. Tôi sẽ không ngừng phản đối”.

Một số phụ nữ nói rằng chồng hoặc cha mẹ đã khẩn cầu họ dừng lại. Một số tiết lộ họ nhận được các cuộc điện thoại đe dọa từ quan chức an ninh Taliban. Một số cho biết họ phải di chuyển từ nhà này sang nhà khác để tránh bị phát hiện.

Hassanzada nói rằng mẹ cô đã yêu cầu cô ở trong nhà.

Tuy nhiên, Hassanzada nói rằng cô đã gần như chỉ được khép mình trong nhà kể từ khi bị mất công việc tại một bộ của chính phủ sau khi Taliban nắm quyền.

Cô cho biết khi trở về nhà an toàn sau cuộc biểu tình gần nhất, cô lặp lại lời hứa với mẹ: "Con sẽ không bao giờ ra khỏi nhà - trừ khi đi biểu tình”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật