Những điều chưa biết về sự trở về của hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người Làng Đình Bảng có câu sấm truyền khác: “Bao giờ rừng Báng hết cây / Tào khê hết nước, Lý nay mới về”.
Những điều chưa biết về sự trở về của hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, người là cầu nối cho sự trở về tìm lại cội nguồn của ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ và hậu duệ đời thứ 26 của Hoa Sơn tướng quân Lý Long Tường tại Hàn Quốc.

Ông Lý Xương Căn cho biết ông biết về chuyến hải trình của Hoàng thúc Lý Long Tường 800 năm trước qua phả tộc họ Lý ở Hàn Quốc.

Chuyện kể rằng, từ khi vua Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý, triều đại thịnh trị này trải qua hơn 200 năm trị vì với 9 đời vua. Năm 1225 nhà Lý kết thúc vai trò lịch sử của mình bằng việc Trần Cảnh lên ngôi lập ra nhà Trần (1225-1400).

Lúc đó, triều chính xảy ra một số biến cố và con cháu nhà Lý ly tán khắp nơi. Người đi xa nhất là Hoàng thúc Lý Long Tường.

Trải qua hành trình vô cùng khắc nghiệt trên biển, Hoàng thúc Lý Long Tường tới được Vương quốc Cao Ly (Triều Tiên bấy giờ) và định cư ở đó. Tại đây, ông được xem là một anh hùng vì giúp vua Cao Ly chống lại hai cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ. Năm 1711, người Cao Ly dựng một tấm bia ghi công trạng của Hoàng thúc Lý Long Tường. Nhờ vậy hậu thế biết ông là một Hoàng thân họ Lý qua định cư tại Cao Ly.

Văn bia dựng ở Thụ Hàng Môn cũng ghi sơ lược về con cháu của Hoàng thúc Lý Long Tường. Con cháu ông nhiều người đỗ đạt làm quan. Cho đến nay, kể từ Hoàng thúc Lý Long Tường, họ Lý ở Hàn Quốc đã truyền qua 26 đời. 800 năm qua, dòng tộc này vẫn trông về cố quốc.

Lời "sấm truyền"

Ông Nguyễn Phú Bình cho biết, trong phái đoàn của dòng họ Lý Hoa Sơn về thăm Đình Bảng năm 1994, có người kể câu chuyện người dân Đình Bảng đào được đồ thờ của nhà Lý được cất giấu bên cạnh một cái giếng. Câu "sấm truyền" mà người ấy kể lại là, nếu ai tìm thấy một báu vật của nhà Lý, sẽ có người phương xa tìm về.

Người Làng Đình Bảng cũng có câu sấm truyền khác: “Bao giờ rừng Báng hết cây / Tào khê hết nước, Lý nay mới về”.

Người dân nơi đây nói ngày xưa đất làng Đình Bảng là đất rừng, tên gọi là Rừng Báng. Còn sông Tào Khê chỉ còn trong truyền thuyết, nay dấu tích còn lại chỉ là những cái ao trong làng. Khi đoàn dòng tộc từ Hàn Quốc về, các cụ trong làng mới nhắc lại câu "sấm truyền" đó.

Ông Lý Xương Căn chia sẻ, ông luôn mang theo tâm nguyện là sớm thăm Việt Nam và đặt chân lên mảnh đất quê hương.

Năm 1993, ông đã đưa các vị trưởng lão trong dòng tộc Lý Hoa Sơn tìm đến Đại sứ quán Việt Nam tại Seoul. Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Hàn Quốc Nguyễn Phú Bình đã đón tiếp con cháu dòng tộc họ Lý và cho biết chính ông cũng đang đi tìm dòng họ Lý Hoa Sơn mà các học giả Việt Nam đã gửi gắm ông trước khi sang nhận nhiệm vụ tại Hàn Quốc.

Nhờ sự khích lệ và giúp đỡ tận tình của Đại sứ Nguyễn Phú Bình, năm 1994, lần đầu tiên ông Lý Xương Căn đặt chân đến Việt Nam, về thăm mảnh đất của tổ tiên tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, thắp hương tại Đền Đô trong sự chào đón nồng nhiệt của bà con quê hương.

Ông Lý Xương Căn (bên phải), hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ.

Bán hết gia sản ở Hàn Quốc, trở về định cư tại Việt Nam

Đại sứ Phú Bình cho biết thêm: “Điều rất đặc biệt là, năm 2000, sau khi đã tìm được nguồn cội của mình, ông Lý Xương Căn đã bán toàn bộ cơ nghiệp của mình ở Hàn Quốc để trở về Việt Nam. Tôi rất lo cho ông ấy vì ở bên kia cơ ngơi đàng hoàng rồi, về Việt Nam tất cả phải bắt đầu từ số con số 0. Vậy mà ông ấy rất quyết tâm khiến tôi khâm phục vô cùng. Đây có thể là tấm gương cho người Việt Nam ở nước ngoài”.

Ông Lý Xương Căn cũng chia sẻ, nỗi niềm quê cha đất tổ luôn canh cánh trong lòng. Ông đã bán toàn bộ gia sản ở Hàn Quốc để đưa cả gia đình về Việt Nam sinh sống. Công ty Cổ phần Việt - Lý do ông sáng lập cũng đã đi vào hoạt động ổn định và gặt hái được một số thành tựu.

Sau 22 năm định cư, con cái của ông Lý Xương Căn đều thành đạt tại Việt Nam, người trở thành thạc sỹ, bác sỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật