Bao nhiêu bệnh nhân sẽ kéo dài sự sống?

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chưa lâu lắm, lời tâm sự chân thành về giá thuốc của một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã khiến dân mạng dậy sóng.
Bao nhiêu bệnh nhân sẽ kéo dài sự sống?
Ảnh minh họa

Họ “bị quay lưng”, khi cơ chế mua bán thuốc tại các cơ sở y tế, đặc biệt là thuốc điều trị cho bệnh nhân hiểm nghèo, quá phức tạp khiến bệnh nhân được sử dụng thuốc trong bảo hiểm vẫn phải chạy vạy để mua thuốc ngoài. Vì đó là những loại thuốc đặc trị, vì chỉ định sử dụng định kỳ theo thời gian cố định và họ không thể chờ đến lúc bảo hiểm có thuốc.

Thật buồn cười: Thuốc trong kho của bệnh viện hết, nhưng với những bệnh nhân có tiền thì hoàn toàn có thể mua được ngay tại quầy thuốc trong bệnh viện.

Liệu có những cái mánh để trục lợi trên lưng những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo?

Đây là câu chuyện có thật của một cô gái mắc bệnh ung thư. Và cô ấy đặt câu hỏi nhức nhối tâm can: Nếu cứ thế này - có bao nhiêu bệnh nhân theo được liệu trình... kéo dài sự sống?

Không ai trả lời cô gái ấy cả.

Xin bạn hãy tĩnh tâm sau khi đọc tiếp những dòng sau đây:

Giá thuốc thì “ngất ngưởng”. Chất lượng thì “hên-xui”. Hiệu quả thì “không chữa được bệnh đâu”. Rồi mua chuộc bác sĩ. Rồi hoa hồng chiết khấu. Rồi độc quyền câu kết. Rồi mua bán lòng vòng. Quảng cáo thì “chỉ cần xem là khỏi bệnh. Không cần bác sĩ”, biết là vô lý, nhưng cái ác ai cũng biết là nó lừa mà không cách gì cảnh báo được cho dân.

Còn các công ty dược thì hầu như chỉ nhận phí trung gian. Ngành dược thì đang sống với tư duy khập khiễng, chấp nhận “đi nạng” chỉ với một chân phân phối.

Tất cả những gì bạn vừa đọc là phản ánh của một ĐBQH, đồng thời cũng là một nhà quản lý của ngành y: Bà Phạm Khánh Phong Lan.

Trước mặt Bộ trưởng Bộ Y tế, bà Lan kể lại “một câu chuyện buồn” là khi bà nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, toàn thành phố có 450 công ty phân phối dược phẩm, mục tiêu của bà là sẽ giảm bớt các đơn vị trung gian này. “Thế nhưng đến nay TPHCM đã có 1.000 công ty, cả nước thì có 2.000”.

Nếu ngành dược là một bức tranh, hẳn nhiên, nó sẽ chỉ toàn là màu xám.

Nhưng cũng là những viên thuốc ấy, ngành dược ấy, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sau đó cho rằng, việc quản lý giá là “rất công khai, minh bạch”. Rồi người dân sẽ được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn, với giá cả hợp lý hơn và chất lượng cũng tốt hơn. Rồi tỉ lệ thuốc nội đã tăng gấp đôi. Giá, chi phí bảo hiểm y tế cho thuốc đã giảm từ 30-35%. …

Thế tóm lại là phải hiểu như thế nào đây?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật