Chỉ xài 20k/ngày, vợ chồng trẻ mua nhà hơn 300tr sau 3 năm: Từng ra chợ nhặt rau thối về ăn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cặp vợ chồng mua được nhà nhờ chỉ xài khoảng 20 nghìn đồng/ngày trong 4 năm ròng rã. tiết kiệm là tốt nhưng đôi khi cũng khiến chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ, nhất là sức khỏe.
Chỉ xài 20k/ngày, vợ chồng trẻ mua nhà hơn 300tr sau 3 năm: Từng ra chợ nhặt rau thối về ăn
Ảnh minh họa

Hai người nảy sinh tình cảm trong thời gian cùng làm việc tại một nhà máy. Cô Hao cảm mến chàng trai tên Quiu vì anh chàng rất chăm chỉ, siêng làm và tốt bụng. Dù chàng trai có gia cảnh rất nghèo khó, thậm chí vì điều này mà bố mẹ của cô gái từng phản đối khi hai người có ý định kết hôn, nhưng bù lại Quiu có chí tiến thủ và biết thực hiện ước mơ của mình. 

Ngày cưới, cả hai phải tất tả đi mượn mọi lễ phục vì quá nghèo, không lấy đủ tiền thuê mướn. Dù sống trong cảnh nghèo túng, chật vật bữa nay lo bữa mai nhưng Quiu luôn khát khao có thể mua cho vợ căn nhà khang trang, càng sớm càng tốt vì đó như là cách bù đắp cho thiệt thòi của vợ. Vợ chồng sẽ xài tiết kiệm để mua nhà. 

Đồng vợ đồng chồng, cặp đôi bắt đầu sống tiết kiệm nhất có thể để sớm mua được căn nhà như mong ước. Chấp nhận sống khác các cặp đôi trẻ khác, Quiu và cô vợ Hao không đi du lịch, không ăn quán xá ngoài đường hay mua sắm. Mỗi tháng, sau khi trả tiền thuê nhà và sắm đầy đủ vật dụng sinh hoạt cần thiết, 2 vợ chồng chỉ tiêu xài chưa đến 5 NDT (khoảng 20 nghìn đồng) cho một ngày. 

(Ảnh: sohu)

Không chỉ cắt xén mọi chi xài không cần thiết, người chồng Quiu lao vào làm việc cật lực, không ngừng nghỉ để kiếm càng nhiều tiền càng tốt. Nhớ lại những ngày tháng đó, cặp vợ chồng trẻ nghẹn ngào chia sẻ những lúc phải đi xin rau vứt ngoài chợ, về lựa lại phần nào còn dùng được để ăn, xem như bớt chi phí ăn uống phần nào hay phần đó. 

Cứ vậy, mỗi tháng cặp vợ chồng trẻ tiết kiệm được tầm 3.500 NDT (tương đương 11 triệu đồng). Sau 3 năm, hai người đã vui vẻ đủ tiền đặt cọc căn hộ khang trang với số tiền khoảng 100.000 NDT (hơn 330 triệu đồng) và mãn nguyện ngắm nhìn thành quả sau tháng ngày ăn uống kham khổ, chi tiêu chắt bóp từng giọt. 

Lúc sở hữu được căn nhà mới, chính tay người chồng cũng tự sửa chữa mọi thứ. Vài người bạn thân cũng giúp họ vận chuyển đồ đạc, xem như đỡ chi phí thuê người.

(Ảnh: sohu)

Vào ngày đặt chân đến nhà mới, người chồng rưng rưng cất chìa khóa vào một phong bì hình trái tim và trao cho người vợ. Anh nghẹn ngào xin lỗi vì đã để cô phải chờ 3 năm qua, cùng anh sống tiết kiệm đến mức khó tin và luôn động viên, sát cánh cùng anh. 

Các cụ nhà mình cũng để lại nhiều lời khuyên về chuyện sống tiết kiệm, ví dụ như “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt chặt bị” hay “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” nhằm khuyến khích mọi người chớ sống lãng phí, biết lo xa cho sau này và có nhà cửa “an cư” thì chắc chắn sẽ “lạc nghiệp”. Câu chuyện về ý chí của đôi vợ chồng trẻ chỉ xài 20 nghìn đồng/ngày, thậm chí từng có lúc ra chợ xin rau củ thừa về ăn khiến chúng ta ít nhiều rưng rưng, khâm phục. Không phải ai cũng đủ bền chí và quyết tâm để đạt được mục tiêu mua nhà nhờ tiết kiệm tiền như vậy. Chỉ là lao động bình dân nhưng sau 3 năm họ đã sở hữu căn nhà cho riêng mình.

Người chồng trao chìa khóa nhà cho vợ. (Ảnh: sohu)

Tuy nhiên, điều gì cũng cần phải điều độ và có giới hạn. Nhìn thành quả của họ sau 3 năm mà ngưỡng mộ nhưng cũng cần suy xét lại, liệu có nên “bán mạng” để đạt được mong ước hay không? Chi xài tằn tiện, ăn uống kham khổ dễ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đã thế họ lại còn làm việc quần quật không ngừng nghỉ. Biết rằng tuổi trẻ nhiều sức nhưng nếu tiết kiệm tiền mà “xài” sức khỏe phung phí thì cũng không nên. 

Thực tế có nhiều người làm quần quật nhưng không dám ăn, không dám mặc để tích lũy tài sản hay mua nhà, sắm tài sản. Thử tưởng tượng, khi bạn đạt được mong muốn, sở hữu nhà cửa xe cộ nhưng không còn sức khỏe để tận hưởng thì có phải công cốc hay không? Như trường hợp tương tự có cô gái ở Nhật chỉ 34 tuổi nhưng mua được 3 căn nhà nhờ cắt giảm tuyệt đối mọi nhu cầu tiêu xài, ăn uống, đi lại rất kham khổ. 

Mỗi nhà mỗi cảnh, tùy trường hợp mà tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, không mang tiếng ki bo kẹt xỉ. Dù sao, người biết lo xa và biết nguyên tắc “làm 10 đồng chớ nên tiêu hết 10 đồng” thì cuộc sống luôn được an toàn, hiếm khi rơi vào cảnh lao đao vì ít nhất lúc nào cũng có tiền phòng hờ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật