Quy định cho học sinh THCS nghỉ học thứ 7: Đảm bảo không cắt xén, dồn ép chương trình học

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một số địa phương trên cả nước bắt đầu thí điểm cho học sinh THCS nghỉ học ngày thứ 7. Phương án này đến hiện tại vẫn gây ra những ý kiến trái chiều, khó áp dụng đồng loạt, nhưng cũng cho thấy những điểm tích cực cần phải nhìn nhận. Việc điều chỉnh, sắp xếp thời gian học là sự chủ động của các địa phương, sao cho, nghỉ học thứ 7 không khiến chương trình học, lịch học của các em bị cắt xén, dồn ép gây bất tiện.
Quy định cho học sinh THCS nghỉ học thứ 7: Đảm bảo không cắt xén, dồn ép chương trình học
Việc áp dụng phương án có nghỉ học thứ 7 hay không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng địa phương, từng trường. Ảnh: T.F

Bắt đầu từ ngày 30-9-2019, TP Lào Cai và 2 huyện vùng cao Sa Pa, Bắc Hà đã chính thức áp dụng việc nghỉ học ngày thứ 7 đối với khối THCS. Các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng đồng loạt triển khai việc này từ đầu tháng 10.

Theo ông Đỗ Minh Tâm, PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, việc thực hiện này trên nguyên tắc đảm bảo kế hoạch thời gian năm học, thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS và tuyệt đối không cắt xén chương trình. Sở GD&ĐT Lào Cai cũng yêu cầu các nhà trường không được dồn ép gây “quá tải” đối với học sinh.

Trước đó, trong quá trình thoàn thiện dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, đáng chú ý có nội dung về thời gian học tập của học sinh phổ thông, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đưa ra đề xuất không học cuối tuần ở các cơ sở giáo dục phổ thông để xin ý kiến. Và vấn đề này cũng nhận được những phản hồi khác nhau. PGS.TS Trần Ngọc Giao, nguyên GĐ Học viện Quản lý giáo dục cho rằng Luật Giáo dục nên quy định học sinh phổ thông không học thứ bảy, chủ nhật, như vậy sẽ phù hợp với Luật Lao động, và cũng giảm quá tải đối với học sinh. Đa phần các ý kiến đều cho rằng quy định không học cuối tuần đối với học sinh là đúng, là cần thiết, nhưng áp dụng vào thực tế sẽ rất khó để triển khai đồng loạt. Bởi các lý do cụ thể như: Nhiều nơi thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên, phải chia ca học, chia lớp học… nên khó tránh việc học sinh phải học thứ 7.

Xem Video: Nhiều luật giáo dục sửa đổi được QH thông qua

//

Thứ hai là nếu học sinh nghỉ học ngày thứ 7 thì hoặc phải giảm bớt nội dung so với chương trình các nước cho phù hợp với thời gian bị giảm, chương trình sẽ thiếu hụt; hoặc phải thực hiện tương đối đủ nội dung so với chương trình các nước trong khi số giờ học bị giảm, chương trình sẽ quá tải.
Ở một số địa phương, việc nghỉ học ngày thứ 7 đã được thí điểm nhưng thận trọng. Ví dụ tại TP Đà Nẵng, việc tổ chức thí điểm cho học sinh THCS nghỉ học ngày thứ 7 tại 2 quận Hải Châu và Thanh Khê trong năm học 2017 - 2018 nhận được sự ủng hộ của phụ huynh và học sinh khi lịch nghỉ học của con trùng với lịch nghỉ của cả gia đình. Qua thực tế triển khai cho thấy, các nhà trường không gặp khó khăn gì nhiều trong xây dựng thời khóa biểu, phân công giáo viên đứng lớp, dù là ở những trường có số lớp khá đông. Tuy nhiên, TP Đà Nẵng chưa áp dụng đồng loạt, mới chỉ thí điểm ở một vài quận để qua đó tổng kết, có phương án nhân rộng nếu khả thi.

Việc cho học sinh THCS nghỉ học thứ 7 đặc biệt có ý nghĩa với các trường vùng sâu, xa, trường có học sinh học bán trú. Như vậy, thời gian nghỉ của các em lâu hơn, chủ động thời gian về nhà hơn. Như cô giáo Phạm Thị Hoan – Phó Hiệu trưởng trường trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cho biết: Các em học sinh tại trường học bán trú, cứ đến cuối tuần thì em nào nhà gần sẽ tự về nhà, em nào ở xa thì bố mẹ, người thân đến đón. Tức là nếu có thời gian nghỉ cuối tuần 2 ngày, việc đưa đón, thời gian về nghỉ của các em cũng thuận tiện, hợp lý hơn.

GS Nguyễn Minh Thuyết- Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng, các địa phương đã được giao quyền tự chủ, tự quyết nên cơ sở tự sắp xếp theo quy định của chương trình là đủ số tiết học. Hiện chương trình dạy học dựa trên văn bản quy phạm Pháp Luật của Nhà nước quy định nên học sinh phải học đủ giờ. So với chương trình giáo dục của nước ngoài, khối tiểu học và THCS ở Việt Nam hiện còn thiếu khoảng 1.500 giờ học. Vì vậy, nếu học 2 buổi/ngày thì học sinh mới có thể nghỉ thứ 7. Quan trọng là khi tổ chức nghỉ học thứ 7, các trường, các địa phương phải có sự sắp xếp, điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp, không dồn ép giờ học, không cắt xén chương trình chung.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật