Phụ huynh có con bị phạt do vi phạm kỷ luật: Tỉnh táo nhìn lại sự việc và chính bản thân mình

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiếp theo bài “Học sinh bị phạt quỳ, kỷ luật cô - Đừng vô tâm, vô cảm!“, PGS. TS. Nguyễn Hữu Hợp đã chia sẻ đôi lời với các vị phụ huynh có con bị phạt do vi phạm kỷ luật. Đây là vấn đề cần nhiều góc nhìn khác nhau để hiểu rõ hơn.
Phụ huynh có con bị phạt do vi phạm kỷ luật: Tỉnh táo nhìn lại sự việc và chính bản thân mình
Ảnh minh họa

Tôi muốn gửi lời chia sẻ với những cảm xúc củ‌ּa qu‌ּý vị khi biết giáo viên (GV) đã đánh đập, hạ nhục con mình. Tôi cũng lên án những hành vi sai trái không thể chấp nhận đó của một số GV. GV trừng phạt học sinh (HS) như vậy thì sai đã rõ, nhưng điều quan trọng bây giờ là quý vị có thể làm gì để sự việc tương tự không còn tái diễn và giúp cho đứa trẻ trưởng thành.

1. Cách xử lý khi nghe tin, biết con mình bị trừng phạt

Điều đầu tiên quý vị cần quan tâm là sức khoẻ của con, chữa lành vết thương, đưa đi bệnh viện khám nếu cần và ổn định tinh thần cho con.

Tiếp theo, quý vị cần tìm hiểu thực tế sự việc: Ngoài việc hỏi con, quý vị cần hỏi bạn học cùng lớp của con xem có đúng con bị GV phạt không. Sau đó, nên liên hệ với GV để tìm hiểu bản chất của sự việc. Quý vị đừng vội tin con mình ngay, tôi biết vài trường hợp HS đã “khai man”, tức thiếu trung thực, miễn là có lợi cho bản thân. Một số HS bây giờ không đứng thứ ba sau quỷ và ma nữa mà là "nhất". Chắc quý vị cũng đoán ra, chắc chắn con mình "thế nào đó" thì GV mới trừng phạt như vậy. Do đó, quý vị hãy nói chuyện, phân tích sự việc với con nhằm giúp con nhận ra lỗi của mình và phải hứa khắc phục, không còn tái phạm. Quý vị không được chửi mắng, đánh đập con vì sẽ gây phản kháng, gây tác dụng ngược. Ngược lại, nếu quý vị hoàn toàn đứng về phía con thì chính quý vị đang làm hại nó, vô tình đẩy nó chệch "đường ray", thậm chí rơi xuống vực tội lỗi.

Nếu đúng GV đã có hành động xâ‌ּm hạ‌ּi sức khoẻ, danh dự của con, quý vị nên gặp trực tiếp GV để giải quyết sự việc. Khi đó, người GV có lòng tự trọng thì phải xin lỗi HS và phụ huynh. GV và HS cùng nhau phân tích lại diễn biến của sự việc, cùng nhau thay đổi để đứa trẻ được tôn trọng, được giáo dục tốt, không gây cản trở việc dạy học của GV và các bạn trong lớp.

Trong trường hợp hành vi của GV đối với HS vượt giới hạn nhân tính (ví dụ như gây thương tích, bắt uống nước giẻ lau bảng...), quý vị nên liên hệ với Ban giám hiệu nhà trường, thậm chí với công an. Khi đó, việc giải quyết không chỉ liên quan đến GV đó mà còn giúp cảnh tỉnh đối với những GV khác.

Trong mọi trường hợp, quý vị không nên xúc phạm GV, kể cả về tinh thần lẫn thể xác.

2. Tỉnh táo nhìn lại sự việc và chính bản thân mình

Quý vị đã bao giờ tự hỏi mình đã hiểu con mình hay chưa? Nói chung, tính cách của đứa trẻ ở gia đình hay trường học là giống nhau. Quý vị hãy nghĩ lại xem, hằng ngày ở nhà, con mình làm gì, có biết giúp đỡ, đỡ đần công việc cho bố mẹ không, cư xử với mọi người trong gia đình, hàng xóm láng giềng như thế nào, biết vâng lời không... Nếu con củ‌ּa qu‌ּý vị về nhà là ôm ngay máy tính, điện thoại, không biết đọc sách, không biết quét nhà, rửa bát, hay cãi lại bố mẹ, không biết chào hỏi người quen là quý vị có "việc để làm" rồi đấy. Nếu quý vị coi con mình là vàng, là ngọc thì nhớ "lửa thử vàng", "ngọc có mài mới sáng".

Quý vị cũng tự nhìn lại mình: mình đã làm gương cho con trong các công việc, các mối quan hệ chưa, đã dạy con biết lao động, cư xử đúng đắn với mọi người chưa, hằng ngày có tâm sự, quan tâm việc học hành, việc ở lớp, ở trường của con chưa, đã gọi điện hỏi han GV về việc học, rèn luyện của con mình ở trường chưa, có biết những người bạn của con, nhất là bạn ngoài lớp, ngoài trường của con không, nuông chiều con hay đã từng chửi bới, đánh đập con chưa... Những điều đó nhiều khi ta "quên", cho rằng, "nó học hành ở trường có thầy cô dạy bảo là thuận tự nhiên rồi" – đó là sai lầm. Quý vị cần nhớ, HS là sản phẩm giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó, gia đình vô cùng quan trọng đối với giáo dục nhân cách của trẻ.

Tôi không kêu gọi quý vị rủ lòng thương đối với GV. Tôi chỉ muốn quý vị hiểu công việc của họ. Quý vị hãy một lần đặt mình vào vị thế GV trong tình huống sau diễn ra trong lớp: GV đang giảng bài, một số em nào là làm việc riêng, nói chuyện riêng, nào là lướt facebook, quậy phá... GV đã nhắc nhở nhưng tình hình chỉ thay đổi được vài phút, sau đó lại tái diễn, thậm chí có em thách thức, nói tục với GV... Thực tế cho thấy, HS thời buổi này không hề "thuần" mà cực kỳ "phong phú". Việc quản lý, dạy dỗ một lớp học đông HS (thậm chí gấp rưỡi, gấp đôi sỹ số tối đa theo quy định), ít không khí để thở là cực kỳ ngột ngạt. Khi đó, nhiều GV không biết kiềm chế, không còn làm chủ được mình, sinh ra những hành động sai trái và khi ngộ ra thì đã muộn. Trong lúc đó, GV thời nay chịu rất nhiều áp lực – nào là chỉ tiêu thi đua, các loại hồ sơ, sổ sách, nào là xử lý những HS học kém, vi phạm kỷ luật, nào là "giám sát" từ phía phụ huynh... Rất ít GV cảm thấy hạnh phúc với nghề (một kết quả một nghiên cứu cho thấy: số giáo viên không còn muốn làm nghề giáo ở cấp tiểu học là 40,9%, cấp THCS là 59%, và THPT là 52,4%). Tôi hồ đồ nghĩ rằng chính quý vị cũng chưa chắc đã thích nghề này...

Để sự việc đáng tiếc không còn tái diễn, cả ba đều phải cùng thay đổi: HS, GV, phụ huynh. Giáo dục chỉ thành công khi GV và phụ huynh cùng nhìn về một phía.

Thêm một chút: Chuyện kể rằng, có một phụ nữ trẻ đến gặp nhà sư phạm Macarenko.


- Thưa ông, nên giáo dục đứa trẻ từ lúc nào?


- Bé được bao nhiêu tuổi rồi?


- Cháu mới mang thai được 3 tháng thôi ạ.


- Vậy là cô đã giáo dục con muộn 3 tháng rồi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật