Loài cá sở hữu vẻ ngoại hình vô cùng rực rỡ nhưng là sát thủ kịch độc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cá sư tử sở hữu vẻ bề ngoài tuyệt đẹp. Tuy nhiên, trái ngược với vẻ đẹp ấy, cá sư tử là loài cá nguy hiểm với bất kỳ sinh vật nào, kể cả con người. Vì đằng sau chúng là những chiếc gai nhọn hoắt cùng nọc độc cực nguy hiểm, có thể mang đến sự đau đớn tột cùng.
Loài cá sở hữu vẻ ngoại hình vô cùng rực rỡ nhưng là sát thủ kịch độc
Cá sư tử đỏ (tên tiếng Anh là Red lionfish). Ngoài ra, loài cá này còn được biết đến với những tên gọi khác như cá mao tiên hay cá ngựa vằn.

Cá sư tử sống ở vùng biển nhiệt đới thuộc Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, đông Đại Tây Dương và Caribean, nhưng một số loài có thể sống khắp nơi trên khắp thế giới.

Cá sư tử có kích thước khoảng 6,2-42,4cm, con trưởng thành trung bình đo được 38cm và trọng lượng khoảng 480g. Cá sư tử có thể sống khoảng 5-15 năm.

Thức ăn của cá sư tử là cá nhỏ (cá con hoặc cá kích thước nhỏ), động vật không xương sống và thân mềm. Chúng bơi lội rất thong thả, chậm như đứng yên nhưng tốc độ đớp mồi thì nhanh đến mức mắt thường không nhìn kịp.

Mỗi một lần đến lứa, cá sư tử sinh sản hình thành hai cụm trứng có thể gồm 15.000 quả trứng. Cá sư tử sinh sản quanh năm.

Cá sư tử là một trong những con cá đẹp nhất của đại dương. Chúng có các tua dài, thân có nhiều sọc màu đỏ, vàng, da cam, nâu, đen hoặc trắng. Chúng có các gai lớn, tách biệt, tạo ra dáng vẻ tráng lệ tuyệt đẹp.

Khác với vẻ ngoài xinh như tiên và cặp môi buồn bã, chúng là "sát thủ" tàn độc hàng đầu.

Cá sư tử sở hữu bộ vây đồ sộ, sắc nhọn và có chứa chất độc. Nọc độc tập trung chủ yếu ở các gai nhọn trên vây và thường biến mất sau 24 tiếng kể từ lúc cá chết.

Khi bị đe dọa, cá sư tử sẽ xòe rộng vây ngực, vây bơi và vây lưng là “công cụ” phóng chất độc.

Nhờ bộ vây gai lưng siêu dài có độc, chúng an toàn khỏi tất thảy các sinh vật biển ăn thịt khác.

Bộ vây của cá sư tử sắc nhọn đến mức có thể đâm xuyên da thịt con người.

Chỉ cần bị chúng đâm trúng bằng một gai vây lưng thôi cũng đủ đau đến muốn ngất. Mặc dù độc của cá sư tử không đến nỗi gây t‌ử von‌g, nhưng vẫn gây khó thở, nôn mửa.

Sự xâ‌m lấ‌n của cá sư tử tại Đại Tây Dương được cho là bắt đầu từ những năm 1980 và hiện nay chiếm giữ một diện tích rộng hơn so với diện tích nước Mỹ. Cá sư tử có thể quét sạch hơn 90% nhiều loài cá bản địa tại một số khu vực đã bị thiệt hại nặng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật