Cận kề cái chết gặp lại người bạn cũ
Có câu chuyện như này:
Ở vùng thôn trang nọ có người mắc phải dịch bệnh, lúc cần kề cái chết không ngờ anh ta sống lại. Khi tỉnh dậy người đó nói rằng nguyên thần của anh ta bị đưa đến địa phỉ, ở đó anh ta gặp người bạn cũ ở bộ dạng rũ rượi, ăn mặc rách rưới, đang chịu lao động khổ sai.
Trông thấy cảnh tượng như vậy, trong lòng anh này không tránh khỏi bi thương, bèn nắm chặt tay người bạn của mình và nói: ’’Ông một đời phú quý, gia sản vạn bạc, không ngờ lại không thể mang được xuống đây’’
Lúc này người kia nói: Phú quý đều có thể mang được xuống đến đây, nhưng con người lại không sẵn sàng mang theo đó thôi. Những người khi tại thế mà tích nhiều công đức, thì đến nơi đây chẳng phải phú quý sao? Ông hãy giúp tôi truyền đạt lại lời này với thế nhân, hãy sớm lo liệu mà mang phú quý xuống đây”.
Thực ra ý của người bạn kia muốn nói rằng phú quý có thể mang theo bên mình, chỉ cần người đó hành tiện, tích công đức thì dù có xuống địa phủ cũng chẳng sợ. Vì đức là mang theo bên thân, người nhiều đức mà xuống địa phủ cũng sẽ chẳng phải chịu khổ sai, kiếp sau lại chuyển sinh thành người, sống no đủ.
Huyện Thanh Hải thịnh hành phong tục ’’tiền chuyển thế’’
Ở thời nhà Thanh, có phong tục thịnh hành ở huyện Thanh Hải đó là đưa gia sản đến với cửa Phật, mọi người gọi đó là tiền chuyển tế. ột gia đình không kể là tiền bạc nhiều ít đến đâu, đều lấy ra một nửa đem quyên thiện.
Đối tượng được quyên thiện: một là những người ở trong chùa, hai là cao tăng quá cảnh, ba là ở những nơi xa hơn, gửi tặng cho những chùa lớn ở Tây Tạng.
Phàm là những người quyên thiện tiền vật thì các Lạt Ma đều không dám nhận, vậy nên họ sẽ giúp bảo tồn, dùng để cứu tế, khổ độ thế nhân.
Bách chúng nơi đó nói: Những vị thầy Lạt Ma được trời cao ban cho đồ ăn và quần áo, họ không cần dùng đến tiền và vải quyên thiện của chúng ta đâu. Ai quyên thiện tài vật, kiếp sau tài vật sẽ tự quay lại người đó, một đồng một cắc cũng không thiếu. Người mà quyên thiện ít, kiếp sau tiền tài sẽ ít và ngược lại; còn người mà không quyên thiện, kiếp sau sẽ nghèo nàn. Thần Phật không xem trọng những ai chỉ nghĩ về bản thân mà không nghĩ cho người khác, đương nhiên cũng không chiếu cố cho họ nữa.
Thời đó người dân đều sùng bái Phật Pháp, đối với người tu hành thì cũng kính trọng. Người nơi đó cho rằng đức và nghiệp đời này sẽ ảnh hưởng đến phúc phận ở đời sau.
Bởi thế nên hãy tích đức, hãy tích đức, chớ làm những việc thất đức, tổn đức. May mắn và tài phú của kiếp này là do kiếp trước tích đức mà nhận được phúc báo. Thế nên con người muốn kiếp sau sống sung túc thì kiếp này cần tích đức, hành thiện.