Một cổ phiếu ngành điện tăng 48% trong hơn 10 ngày, đại diện doanh nghiệp nói gì?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
VNECO3 cho biết, cổ phiếu tăng trần liên tiếp 5 phiên có thể là do nguyên nhân cung cầu và do công ty vừa công bố thông tin về trả cổ tức, phát hành cổ phiếu.
Một cổ phiếu ngành điện tăng 48% trong hơn 10 ngày, đại diện doanh nghiệp nói gì?
Anh minh hoạ

Công ty CP Xây dựng điện VNECO3 (HNX: VE3) vừa có giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp trong thời gian qua. Cụ thể, từ ngày 10/11 đến 16/11, cổ phiếu VNE3 đã tăng trần 5 phiên liên tiếp.

Theo VN3, nguyên nhân cổ phiếu liên tục tăng mạnh thời gian qua có thể do cung cầu trên thị trường và đặc biệt ngày 6/11, công ty đã quyết định phát hành cổ phiếu trả cổ tức và phát hành cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, VE3 dự kiến phát hành hơn 105.576 cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 8%, tương ứng 100:8. Nguồn để phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2022.

Ngoài ra, VE3 còn phát hành hơn 1,21 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 100:92 với giá do HĐQT quyết định.

Cổ phiếu VE3 tăng trần 5 phiên liên tiếp và tăng 48% trong vòng hơn 10 ngày qua

Dự kiến vốn thu được từ đợt chào bán, VE3 sẽ chi hơn 12 tỷ bổ sung vốn lưu động, trong đó chủ yếu là thanh toán, chi trả mua vật tư thiết bị lắp dựng tại các công trình và trả nhân công... 

Như vậy, VNE3 cho rằng đây có thể là lý do cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp vừa qua.

Thậm chí, xét từ ngày 10/11 đến 21/11, cổ phiếu VE3 chỉ có một phiên đứng giá ngày 17/11 nhưng phiên sau đó tiếp tục tăng trần và đóng cửa phiên ngày 21/11 tại mức 13.500 đồng/cp, ghi nhận tăng 48% trong vòng hơn 10 ngày qua.

Còn tính trong vòng 1 tháng qua, VE3 cũng đã tăng 35% dù khối lượng giao dịch không cao khi bình quân chỉ hơn 1.600 cổ phiếu được sang tay. 

Việc VE3 muốn phát hành cổ phiếu trong bối cảnh tình hình kinh doanh hết sức bết bát khi doanh thu 9 tháng vỏn vẹn hơn 45 tỷ đồng, sụt giảm 36% so cùng kỳ. Thu không đủ bù chi khiến VE3 lỗ ròng 346 triệu đồng sau 9 tháng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi 70 triệu đồng.

Công ty Cổ phần Xây dựng điện VNECO3 tiền thân là Xí nghiệp Bê tông ly tâm và Xây dựng điện Vinh (thuộc Công ty Xây lắp điện 3) được thành lập từ năm 1988. Tháng 7/2003, công ty chuyển đổi thành CTCP Xây lắp điện 3.3. Đến tháng 2/2006, công ty đổi tên thành CTCP Xây dựng điện VNECO3. Công ty đã niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với ngày giao dịch đầu tiên 30/6/2010.

Nói về thị trường phiên 21/11, cho thấy thị trường thị trường chứng khoán tăng phiên thứ 2 liên tiếp với sắc xanh lan tỏa nhiều nhóm ngành đem lại kỳ vọng cho nhà đầu tư.

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 18/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành dẫn đầu đà tăng hôm nay là dầu khí, theo sau là công nghệ thông tin, xây dựng và vật liệu, …

Nhận định về phiên giao dịch ngày 22/11, các công ty chứng khoán dự báo, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ thử thách các đường trung bình 200 và 50 phiên trong những phiên tới.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ thử thách các đường trung bình 200 và 50 phiên trong những phiên tới. Thị trường vẫn có thể xuất hiện các nhịp điều chỉnh khi áp lực chốt lời gia tăng ở các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đã tăng mạnh trong thời gian qua.

"Chỉ báo tâm lý tiếp tục đi ngang cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng với diễn biến thị trường hiện tại, chưa kể thanh khoản vẫn đang ở mức thấp, trạng thái giằng co có thể sẽ còn tiếp diễn những phiên tới. Dù vậy, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỉ trọng cổ phiếu ở mức cao và ưu tiên mua vào cổ phiếu đang nắm giữ tại các nhịp điều chỉnh", ông Thế Minh nêu quan điểm.

Tương tự, Công ty CK Vietcombank (VCBS) cũng khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì chiến lược giao dịch ngắn hạn với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục và tạm thời chưa cần hạ tỷ trọng cổ phiếu.

“Với diễn biến hiện tại, thị trường vẫn sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm ngành, nhà đầu tư có thể tận dụng những nhịp rung lắc trong phiên để có thể lướt sóng T+” lưu ý nhà đầu tư.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật