Bộ Ngoại giao Nga: Chủ đề hiệp ước hòa bình với Nhật Bản đã đóng lại

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida tuyên bố, nước này “cam kết kiên quyết giải quyết vấn đề lãnh thổ và ký kết một hiệp ước hòa bình“ với Nga. Tuy nhiên, ngày 10/02, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, đối với Moscow, chủ đề này đã đóng lại.
Bộ Ngoại giao Nga: Chủ đề hiệp ước hòa bình với Nhật Bản đã đóng lại
Bộ Ngoại giao Nga (Ảnh: Reuters)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhắc nhớ rằng, vào tháng 3 năm 2022, Moscow đã từ chối tiếp tục đàm phán về một hiệp ước hòa bình với Tokyo do “bản chất không thân thiện rõ ràng của các hạn chế đơn phương mà Nhật Bản áp đặt đối với Nga”.

Vào cuối tháng 2 năm ngoái, sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nhật Bản đã áp đặt một số gói trừng phạt. Phía Nga đã rút khỏi đối thoại với Nhật Bản về thiết lập các hoạt động kinh tế chung ở quần đảo Nam Kuril, mà Tokyo gọi là “vùng lãnh thổ phía bắc.”

Vào tháng 1 năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko tuyên bố rằng, không thể thảo luận về việc ký kết hiệp ước hòa bình "với một quốc gia công khai có lập trường không thân thiện."

Đại sứ quán Nhật Bản tại Nga gọi quyết định của Moscow là "cực kỳ đáng tiếc và hoàn toàn không thể chấp nhận được". Mới đây, Thủ tướng Nhật bản Fumio Kishida khẳng định lập trường của nước này đối với quần đảo là không thay đổi và nhấn mạnh rằng, chính phủ "cam kết kiên quyết giải quyết vấn đề lãnh thổ và ký kết một hiệp ước hòa bình", bất chấp tình hình khó khăn trong quan hệ Nhật-Nga. Vào tháng 4 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Nhật Bản trong "Sách xanh về Ngoại giao" lần đầu tiên sau 19 năm đã gọi các "vùng lãnh thổ phía bắc" (Nam Kuril) là "bị chiếm đóng".

Moscow và Tokyo đã tổ chức các cuộc tham vấn từ giữa thế kỷ trước với mục đích ký hiệp ước hòa bình, sau khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai. Trở ngại chính của việc này vẫn là sự bất đồng về quyền đối với phần phía nam của quần đảo Kuril. Sau khi chiến tranh kết thúc, toàn bộ quần đảo được sáp nhập vào Liên Xô, nhưng Nhật Bản tranh chấp quyền sở hữu các đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật