Bão Noru mạnh lịch sử, tàu lớn có thể chìm, nhà cấp 4 dễ bị phá hủy

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vào đầu giờ chiều nay (27/9), bão Noru tiếp tục duy trì sức mạnh cấp 14 - 15, giật trên cấp 17. Trung tâm Dự báo KTTVQG nhận định, đây là cơn bão lịch sử, sức tàn phá khủng khiếp, tàu trọng tải lớn có thể bị đánh chìm, nhiều công trình hạ tầng có thể bị phá hủy.
Bão Noru mạnh lịch sử, tàu lớn có thể chìm, nhà cấp 4 dễ bị phá hủy
Bão Noru có vùng mây ảnh hưởng rất rộng, dự báo 9/14 tỉnh miền Trung bị tác động trực tiếp.

Vào đầu giờ chiều nay (27/9), bão Noru tiếp tục duy trì sức mạnh cấp 14 - 15, giật trên cấp 17. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đây là cơn bão lịch sử, sức tàn phá khủng khiếp, tàu trọng tải lớn có thể bị đánh chìm, nhiều công trình hạ tầng có thể bị phá hủy. Bão quần thảo dữ dội nhất từ tối nay đến rạng sáng mai (28/9).

Vì sao bão Noru có thể mạnh hơn bão Xangsane?

Vào 13 giờ chiều nay (27/9), tâm bão Noru trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão, bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Các đài khí tượng lớn trên thế giới đều nhận định, bão Noru sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh rất lớn khi tiến gần vùng bờ biển nước ta với cường độ trên cấp 13. Riêng Trung Quốc và Mỹ nhận định, bão có thể mạnh cấp 15-16, tiệm cận cấp siêu bão khi gần bờ.

Ông Trần Quang Năng - Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết, khi ở vùng biển ven bờ miền Trung, bão vẫn duy trì sức mạnh cấp 14-15, giật cấp 17. Khi đổ bộ đất liền nước ta trong đêm nay và sáng mai, bão duy trì sức mạnh cấp 12-14, giật cấp 15. “Trước đây chúng ta chỉ ghi nhận bão trên đất liền mạnh nhất cấp 13. Nếu bão Noru duy trì gió mạnh cấp 14 khi vào đất liền, đây là con số lịch sử, trận bão lịch sử”, ông Năng nói.

Theo ông Trần Quang Năng, với cấp gió rất lớn như vậy, các tàu trọng tải lớn đều có thể bị đánh đắm. Các khu vực nuôi trồng thủy sản, khu vực neo đậu tàu thuyền nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng khi gió rất mạnh, các cột sóng có thể cao 4-6m, ở vùng tâm bão cao 6-8m. Trên đất liền, nhiều công trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là nhà thiếu kiên cố. Tất cả các hoạt động giao thông, kinh tế xã hội bị tác động rất lớn.

Lý giải về việc bão tăng cấp rất nhanh, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão Noru gặp rất nhiều điều kiện thuận lợi để mạnh lên, trong đó có điều kiện mặt biển ấm (31 độ C), độ đứt gió nhỏ, đặc biệt là ít chịu tác động của không khí lạnh. “Nếu như cơn bão Xangsane gặp tác động của không khí lạnh trước khi vào đất liền nên suy yếu hơn thì bão Noru không gặp điều kiện bất lợi này”, ông Khiêm nói.

Cần tuyệt đối tránh trú thời điểm bão vào

Do tác động của hoàn lưu bão Noru, trưa nay đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11, đảo Phú Quý gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Dự báo từ tối và đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-13. Khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10.

Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, có nơi cấp 10, giật cấp 12.

Người dân Quảng Nam chằng chống nhà trước khi bão Noru đổ bộ. Ảnh: Hoài Văn.

Từ chiều nay đến ngày mai, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 300-400mm/đợt, có nơi trên 450mm/đợt. Khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt.

Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất, ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp.

Theo ông Trần Quang Năng, thời điểm bão quần thảo mạnh nhất là từ 21-22h tối nay đến sáng sớm mai: “Đây là thời gian cực kỳ nguy hiểm, khuyến cáo người dân, đặc biệt là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và phía Bắc Bình Định thực hiện tuyệt đối trú ẩn an toàn, không ra ngoài trong thời gian này”, ông Năng nói.

Lưu ý nước biển dâng ven bờ

Do ảnh hưởng của bão Noru, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17, sóng biển cao 9 - 11m, biển động dữ dội.

Vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 12 - 13, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 - 15, giật cấp 17, sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm bão 6-8m.

Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi nước biển dâng từ cao 1,5-2,5m do tác động đồng thời của bão và thủy triều (Quảng Bình: 1,6m; Quảng Trị: 2,0m; Huế: 1,8m; Đà Nẵng: 2,5m; Quảng Nam: 2,5m; Quảng Ngãi: 1,5m), nguy cơ cao ngập tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông do nước dâng do bão và sóng lớn.

Theo chuyên gia Lê Thanh Hải, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, cần đặc biệt lưu ý vấn đề nước biển dâng. Trong siêu bão Haiyan năm 2013 ở Philippines, nước biển dâng trở thành nguyên nhân lớn nhất gây thiệt hại về sinh mạng.

Bão Noru hình thành từ một vùng áp thấp ngoài khơi Philippines, sau đó mạnh lên thành bão vào 23/9. Khi đổ bộ bán đảo Luzon của Philippines, bão đạt sức mạnh của một siêu bão. Dự báo khi đổ bộ đất liền nước ta, bão vẫn duy trì cường độ rất mạnh khoảng cấp 12-14.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến miền Trung. Mức độ ảnh hưởng có khả năng tương đương đến cao hơn cơn bão Xangsane năm 2006 - cơn bão từng gây ra gió mạnh cấp 13, giật cấp 14 khi đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam khiến 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương, gần 350.000 căn nhà bị đổ, hư hại, gần 1.000 tàu thuyền bị chìm và hư hại.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15250
  1. Bộ đội biên phòng giúp dân khắc phục hậu quả cơn bão số 4
  2. Thiệt hại bão số 4: 4 người bị thương, hư hỏng 160 ngôi nhà
  3. Thủ tướng: Theo dõi chặt chẽ mưa lũ sau bão, không chủ quan lơ là
  4. EVN khẩn trương khắc phục các sự cố điện do ảnh hưởng bão số 4
  5. Những sân bay nào vẫn đóng cửa sau bão Noru?
  6. Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, ven biển Bắc Bộ và Hoà Bình có nơi mưa rất to
  7. Sau bão số 4, còn 2- 4 cơn bão, áp thấp ảnh hưởng đến Việt Nam
  8. Bão Noru quét qua miền Trung, tốc mái nhà, cây đổ ngổn ngang
  9. Quảng Nam, Quảng Ngãi cho phép người dân ra đường, Huế vẫn đóng cửa
  10. Đã mở đường QL1 qua miền Trung, Tây Nguyên khu vực xảy ra bão Noru
  11. Họp khẩn với địa phương trong tâm bão số 4, Phó Thủ tướng yêu cầu lưu ý hoàn lưu bão
  12. Bão Noru chính thức suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, các tỉnh miền Trung mưa lớn
  13. Sức tàn phá của bão số 4 rất lớn, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng
  14. Nam Trung bộ - Tây Nguyên: Đồng bộ các biện pháp ứng phó với bão
  15. Chưa có thiệt hại về người ở bốn tỉnh vùng tâm bão Noru
  16. Cùng nhau tránh bão dữ
  17. Bão số 4, đảo Cù Lao Chàm gió giật cấp 14, Lý Sơn giật cấp 12
  18. Trực tiếp: Bão số 4 đổ bộ đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi
  19. KHẨN: Bão số 4 là cơn bão mạnh lịch sử, sức tàn phá rất lớn, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng, người dân tuyệt đối không ra ngoài
  20. Noru có thể mạnh thành siêu bão khi áp sát ven biển miền Trung
  21. Trực tiếp “siêu bão” Noru: 4 người bị thương, hàng trăm hàng quán, nhà dân tốc mái, đổ sập
  22. Ở nơi trú bão Noru, nghe các cụ bà nói chuyện thường xuyên ’bỏ nhà chạy bão’
Video và Bài nổi bật