Vì sao t‌ּự t‌ּử thời dịch gia tăng ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi Hàn Quốc?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gia tăng phụ nữ trẻ tuổi ở Hàn Quốc t‌ּự t‌ּử, khi cứ 5 người được đưa vào phòng cấp cứu sau khi t‌ּự sá‌ּt thì có 1 người là phụ nữ ngoài 20 tuổi.
Vì sao t‌ּự t‌ּử thời dịch gia tăng ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi Hàn Quốc?
Gia tăng tỷ lệ t‌ּự t‌ּử thời dịch trong nhóm phụ nữ trẻ tuổi ở Hàn Quốc. (Ảnh minh họa)

Truyền thông Hàn Quốc nhận định những người làm nghề tự do chính là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Họ bị gián đoạn công việc do lệnh giãn cách xã hội được thi hành nghiêm ngặt trong suốt hơn một năm sau khi dịch bệnh xuất hiện.

Nhưng thực tế, phụ nữ trong độ tuổi ngoài 20 và 30, những người chưa được các nhà hoạch định chính sách quan tâm lại đang là đối tượng có tỷ lệ t‌ּự t‌ּử gia tăng ở xứ củ sâm.

Những phụ nữ chịu nhiều sức ép có thể bị trầm cảm đặc biệt là khi họ phải đảm nhận khối lượng việc nhà và việc vặt nhiều hơn, chăm sóc con nhỏ, cùng những nỗi lo sợ triền miên về các mối nguy hiểm đối với sự an toàn và sức khỏe của con trẻ.

Theo ông Kim Hyun-soo, Giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa t‌ּự t‌ּử Seoul, những phụ nữ phải chiến đấu với các dấu hiệu bị trầm cảm kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện có liên quan tới sự gia tăng tỷ lệ t‌ּự t‌ּử trong nhóm phụ nữ trẻ tuổi.

Cũng theo ông Kim, t‌ּự sá‌ּt không chỉ là quyết định cá nhân, thay vào đó, toàn xã hội chịu trách nhiệm khi một người phụ nữ chọn cách kết liễu cuộc đời thay vì sống tiếp.

Ông Kim cho rằng khoảng cách giữa các thế hệ là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ trẻ tuổi cảm thấy họ không được thấu hiểu. Nói cụ thể, thế hệ lớn tuổi không muốn hiểu cho những áp lực mà người trẻ đang phải trải qua.

“Thời gian đã thay đổi. Nhưng thế hệ già chỉ cố hiểu giới trẻ theo quan điểm của họ”, ông Kim nói với Korea Times.

“Quá khứ phải đấu tranh với cái đói và sự tồn tại, nhưng nay người trẻ đang phải chiến đấu với sự cô đơn và câu hỏi ý nghĩa của cuộc sống. Đó là lý do tại sao thế hệ già tức giận mỗi khi người trẻ tuổi nói họ thấy khó để tồn tại trong xã hội hiện tại so với thời quá khứ. Thay vì cố gắng hiểu, thế hệ trước lại chỉ trích giới trẻ không biết nỗ lực để thay đổi hoàn cảnh”, ông Kim nói thêm.

Và sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra một môi trường căng thẳng hơn đối với nhiều phụ nữ trong độ tuổi ngoài 20 và 30.

Những người phụ nữ độc thân lo lắng về sự bất ổn của thị trường lao động bị tác động từ dịch bệnh. Những người có việc làm chịu cảnh bị cắt giảm lượng, hoặc nguy cơ bị sa thải khi dịch bệnh kéo dài. Những người thất nghiệp rơi vào cảnh quá khó để tìm được việc làm. Những phụ nữ đã kết hôn cũng không phải là ngoại lệ, bởi họ phải làm việc nhà nhiều hơn khi chồng làm việc tại nhà và con học online.

Tỷ lệ t‌ּự t‌ּử cao

Trên thực tế, Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ t‌ּự t‌ּử ở mức cao nhất trong nhóm các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Vào năm 2020, Cục Thống kê Hàn Quốc công bố số liệu cho thấy 1/2 trường hợp qua đời trong độ tuổi ngoài 20 là do t‌ּự sá‌ּt.

Còn theo Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, cứ 5 người được đưa vào phòng cấp cứu sau khi t‌ּự sá‌ּt thì có 1 người là phụ nữ ngoài 20 tuổi. Con số này đã tăng 33,5% so với năm 2019.

dịch Covid-19 xuất hiện khiến phụ nữ đối mặt với nguy cơ bị trầm cảm. (Ảnh minh họa)

Bà Lee Hyeon-jung, Giáo sư Khoa Nhân học thuộc Đại học Quốc gia Seoul và là một trong số 6 tác giả viết cuốn sách mới được xuất bản mang tên "The Loneliest Choice” cùng với ông Kim, cho hay bà đã phỏng vấn nhiều người để tìm hiểu lý do khiến phụ nữ trẻ tuổi nghĩ tới chuyện t‌ּự sá‌ּt. Kết quả, hơn 1/2 cho biết họ cảm thấy buồn chán ít nhất là một lần trong đời.

Bà Lee nhận thấy dịch bệnh Covid-19 và tác động của nó cũng đóng vai trò khiến phụ nữ trẻ tuổi rơi vào trầm cảm.

Điều này được thể hiện qua số liệu thống kê của Trung tâm Ngăn ngừa t‌ּự t‌ּử Seoul, khi số lượng phụ nữ ngoài 20 và 30 tuổi xin tư vấn đã tăng 40% sau khi dịch bệnh xuất hiện.

Cũng theo bà Lee, có nhiều lý do khiến phụ nữ phải chịu đựng nỗi đau tâm lý.

Một người phụ nữ phải đi làm đã chia sẻ khó khăn của cô khi có cậu con trai mới học lớp 1 và phải học trực tuyến tại nhà vì dịch bệnh.

“Cô ấy nói bản thân không còn lựa chọn nào khác là để con một mình ở nhà. Cô ấy lo lắng cho con và bắt đầu bị căng thẳng. Cô ấy còn suy nghĩ nghiêm túc về chuyện bỏ việc”, bà Lee cho biết người phụ nữ chia sẻ cảm xúc phức tạp do lo lắng cho con và cảm giác tội lỗi khi không thể chăm sóc cho con được chu đáo đã khiến cô có ý định t‌ּự t‌ּử.

Giáo sư Lee nói thêm, dù những phụ nữ có ý định t‌ּự t‌ּử cảm thấy tuyệt vọng trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, nhưng chính họ cũng khó mở lòng và xin sự giúp đỡ vì nhiều lý do.

“Giới trẻ là những người đang lao động và đóng góp cho xã hội trong suốt hàng chục năm và tác động tới tuổi thọ trung bình của Hàn Quốc. Nếu chúng ta để họ t‌ּự t‌ּử, toàn xã hội sẽ thua thiệt”, bà Lee nhấn mạnh.

Để cải thiện tình hình và ngăn chặn tỷ lệ người trẻ t‌ּự sá‌ּt gia tăng, Giáo sư Lee Gi-yeon tại viện Phát triển Nguồn nhân lực vì Sức khỏe và Phúc lợi Hàn Quốc cho rằng cần có thêm những chính sách phúc lợi tốt hơn để loại bỏ tâm lý muốn t‌ּự t‌ּử.

“Phần lớn chính sách hiện thời chỉ là ngắn hạn thay vì dài hạn, và có xu hướng hỗ trợ giới trẻ về mặt lợi ích kinh tế như trợ cấp”, ông Lee Gi-yeon cho hay.

Theo nam Giáo sư, chính sách định hướng nghề nghiệp cũng vô cùng quan trọng để phù hợp với tích cách và mong muốn của giới trẻ. Ngoài ra, chính phủ cần có thêm các quỹ hỗ trợ giới trẻ khởi nghiệp, và để người trẻ tuổi tham gia quá trình đưa ra quyết định của các nhà làm luật.

“Những chính sách thiếu tiếng nói đóng góp của giới trẻ nhưng lại bị xem là ‘chính sách cho giới trẻ’ thì mãi chỉ là cái tên”, ông Lee Gi-yeon kết luận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật