Quá béo, nam thanh niên mới 25 tuổi đã mắc căn bệnh “cướp” đi mạng sống của bố mình

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù mới 25 tuổi nhưng D. có thâm niên bị đái tháo đường tuyp 2 từ 5 năm trước. Đặc biệt, bố của D. cũng qua đời vì đái tháo đường dẫn tới biến chứng suy thận.
Quá béo, nam thanh niên mới 25 tuổi đã mắc căn bệnh “cướp” đi mạng sống của bố mình
Càng béo nguy cơ bệnh tật càng nhiều. 

Trường hợp bệnh nhân P.H.D. (25 tuổi, ngụ tại TP.HCM) đến bệnh viện khám để điều trị bệnh đái tháo đường type 2. Bác sĩ xác định anh bị khởi phát đái tháo đường khi tuổi còn rất trẻ là do không kiểm soát được cân nặng. Anh D. cao 1,81m nhưng nặng tới 130kg. Anh D. phát hiện mắc đái tháo đường từ cách đây 5 năm.

Theo bác sĩ, người béo phì lượng mỡ gia tăng ở nộ‌i tạn‌g và dưới da. Các tế bào mỡ càng nhiều càng làm tác động kiểm soát đường huyết sau ăn của insulin bị giảm đi. Ngoài ra, mỡ bao xung quanh tụy còn làm giảm khả năng tiết insulin. Hai yếu tố này kết hợp với nhau khiến cho đường huyết của c‌ơ th‌ể tăng cao hơn ngưỡng bình thường, dẫn đến đái tháo đường.

Bên cạnh đó, bệnh của anh D. còn liên quan yếu tố gia đình, bố của anh cũng bị đái tháo đường dẫn tới biến chứng suy thận phải chạy thận và qua đời sớm.

Đối với trường hợp của anh D. các bác sĩ đã phải phối hợp giữa các chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng và phục hồi chức năng để kiểm soát đường huyết ổn định và bước vào lộ trình giảm cân. Mục tiêu là giúp người bệnh giảm khoảng 10% trọng lượng c‌ơ th‌ể trong vòng sáu tháng, và duy trì cân nặng này.

Một trường hợp khác, anh V.V.K. đến khám vì béo phì. Anh K. cho biết trước đó cân nặng của anh chỉ 67 – 70 kg. Một thời gian anh bị stress và ăn nhiều sau đó cân nặng tăng không kiểm soát. Ban đầu chỉ tăng vài kg nhưng đến hiện tại, cân nặng của K. lên tới 105 kg.

Khi thừa cân, anh K. đối diện với nhiều vấn đề về sức khoẻ. Vì béo nên bị đuối sức không thể chơi các môn thể thao như đá bóng, cầu lông. Ngay cả leo cầu thang từ lầu 1 lên lầu 2 cũng mệt khó khăn. Đặc biệt, người nhà anh theo dõi thấy anh ngáy ngủ to hơn. Khoảng 1 – 2 giờ sáng anh hay bị giật mình dậy khiến c‌ơ th‌ể mệt mỏi, không còn năng lượng để làm việc. Anh K. đến xin tư vấn đề giảm cân.

Theo TS BS. Trần Quang Nam - Trưởng khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - đái tháo đường là một bệnh phổ biến và có chiều hướng gia tăng chóng mặt. Ước tính có khoảng hơn 3,5 triệu người Việt đang mắc đái tháo đường. Tỷ lệ người mắc bệnh tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa.

Nhiều bệnh nhân trẻ thừa cân béo phì tới khám đều có đường huyết cao. Họ không hề biết mình mắc đái tháo đường.

Bác sĩ Nam cho biết thừa cân béo phì gây nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ đặc biệt là bệnh lý đái tháo đường và mỡ máu. Ước tính có hơn 80 % người đái tháo đường có thừa cân béo phì.

Trong khi đó, vai trò của mỡ nó là thành phần quan trọng cho c‌ơ th‌ể tạo ra tế bào, chức năng của các enzim.

Tuy nhiên, khi mỡ tăng bất thường, sinh ra các loại mỡ không tốt cho sức khoẻ gây rối loạn mỡ máu như thừa cân, béo phì, đái tháo đường. Bản chất người bệnh đái tháo đường làm rối loạn insulin, chất này giúp chuyển hoá mỡ nên gây ra vòng luẩn quẩn mỡ máu – đái tháo đường.

Theo bác sĩ Nam, trong hai thập kỷ trở lại đây, tỷ lệ thừa cân béo phì tăng 6, 7 lần so với trước. Đồng hành với béo phì thì bệnh đái tháo đường tăng lên. Đái tháo đường đi song song với béo phì. Người bệnh đi kèm với rối loạn mỡ máu tăng cholesterol, rối loạn thành phần cholesterol làm cho người bệnh có nhiều biến cố tim mạch hơn.

BS Nam cho biết có nhiều bệnh nhân trẻ tới khám do thừa cân béo phì phát hiện đái tháo đường tuýp 2. Trong đó có nhiều người giống anh D. có bố, mẹ đã bị đái tháo đường.

Ở phụ nữ, bác sĩ Nam lưu ý nếu chị em béo phì kèm theo từng đái tháo đường thai kỳ thì khả năng bị đái tháo đường tăng lên nhiều hơn. Phụ nữ bị buồng trứng đa năng cũng gia tăng nguy cơ đái tháo đường. BS Nam khuyến cáo người bệnh cần đi thử máu để tìm hiểu đường huyết của mình. Bởi vì, đái tháo đường giai đoạn đầu không hề có triệu chứng. Nếu không kiểm soát thì đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Người béo phì còn đứng trước hàng loạt nguy cơ bệnh lý khác như tim mạch, vô sinh, xương khớp. Vì vậy, BS Nam khuyến cáo tốt nhất nên kiểm soát cân nặng của mình. Đặc biệt là người béo vùng bụng cần phải tập luyện nhiều hơn, ăn uống khoa học để giảm cân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật