Hà Nội, người phụ nữ nhịn “gần chồng” 30 năm vì ở gầm cầu thang: Cày sức cho con đỗ đại học

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hơn nửa đời người bám trụ trong ngõ nhỏ nhà hẹp ở phố cổ, vợ chồng bà Dung trải qua nhiều bất tiện. Nhưng tuổi ngày càng lớn, họ cũng chẳng biết dọn đi đâu, làm gì để mưu sinh và thế là trú lại căn nhà dưới gầm cầu thang, coi như có chỗ trú nắng mưa đêm ngả lưng.
Hà Nội, người phụ nữ nhịn “gần chồng” 30 năm vì ở gầm cầu thang: Cày sức cho con đỗ đại học
Bà Dung sống ở quán nước bên đường còn nhiều hơn ở nhà. (Ảnh: tintuconline)

Đêm động phòng thức đến sáng vì nhà chật, 30 năm “nhịn” yêu

Tìm đến phố Hàng Vải, nhiều người đều biết đến gia đình bà Hoàng Thị Dung (61 tuổi) vì hoàn cảnh khá đặc biệt. Giữa lòng phố cổ tấc đất tấc vàng, vợ chồng bà phải sống dưới gầm cầu thang gần 30 năm qua. Từ khi lấy chồng về phố cổ, cuộc sống của người phụ nữ này gắn liền với quán nước vỉa hè ở đầu đường. Thậm chí thời gian bà ở đây còn nhiều hơn ở nhà vì không gian quá chật hẹo, dễ bức bối. Với vợ chồng bà, “nhà” vốn dĩ là chỗ chui ra chui vào, để đêm có chỗ đặt lưng ngả xuống rồi sáng sớm tất tả chạy đi mưu sinh.

Đến Hà Nội, dạo qua những con phố cổ như Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Vải, Hàng Đào..., ấn tượng đầu tiên mà ai cũng dễ nhận thấy là sự sầm uất với những hoạt động buôn bán náo nhiệt. Tưởng chừng giữa lòng phố cổ, cuộc sống mọi người sẽ sung túc hơn nhưng ít ai biết ẩn phía sau các con ngõ nhỏ là cảnh sống thiếu thốn, khổ sở khi cả gia đình phải ở trong những căn nhà bé như hộp diêm.

Với hoàn cảnh của bà Dung, năm 37 tuổi, bà vốn có quê ở Hưng Yên và lấy chồng về phố cổ qua mai mối. Tưởng chừng cuộc sống thành thị sẽ bớt nhọc nhằn hơn nhưng nào ngờ những ngày đầu về nhà chồng, bà phải ở cùng đại gia đình nhà chồng lúc ấy khoảng 10 người trong căn nhà hơn 16m2. Đêm đầu tiên về nhà chồng, do lạ nhà không ngủ được, bà thì thào tâm sự với chồng đến khuya. Đến đoạn hai vợ chồng đang tính chuyện “yêu đương” thì mẹ chồng thức dậy. Tâm lý con gái vừa về nhà chồng e dè, thế là bà đành thức luôn đến sáng. Từ đó cũng mở ra vô vàn bất tiện khi cuộc sống trở nên chung đụng, chật hẹp không gian riêng tư.

Bà và chồng dọn ra ở riêng, nhưng kinh tế khó khăn chẳng thể mua nhà phố rộng thênh thang, thế là trưng dụng luôn gầm cầu thang trong con ngõ nhỏ. Tuy có được chút riêng tư vợ chồng nhưng “căn nhà” bé tí này cũng chỉ vỏn vẹn 2m2, 2 người sinh hoạt quay qua quay lại là đụng nhau, bất tiện khó khăn trăm bề. Cuộc sống mưu sinh thiếu thốn, vợ chồng lại phải chia sẻ không gian quá bé, hẳn nhiên cũng có nhiều bức bối mâu thuẫn nhưng ai cũng thấu hiểu tình cảnh mà nhịn lẫn nhau.

Vợ chồng bà Dung chen chúc sống dưới gầm cầu thang 2m2. (Ảnh: tintuconline)

Sau thời gian kết hôn, bà Dung và chồng có với nhau 1 cô con gái, cũng đủ mường tượng khó khăn chất chồng thiếu thốn thế nào khi có thêm một “nhân sự” mới trong căn nhà vỏn vẹn 2m2 ấy. Đặc biệt là chuyện “vợ chồng”, cũng phải ý tứ trước sau, lại không muốn nhiều con để khổ cực, không đủ sức cáng đáng, bà Dung và chồng nhiều lúc phải “nhịn” yêu.

Tần tảo nuôi con bằng gánh nước vỉa hè

Sống trong cái nghèo cái túng, bà Dung và chồng sớm xác định không sinh nhiều con. Họ chỉ cần cô con gái để có gì hủ hỉ tuổi già. Đặc biệt, dù có khó khăn đến đâu nhưng họ nuôi dạy con nên người, đỗ đại học đàng hoàng. Có thể đời cha mẹ nghèo túng, khó khăn chen chúc dưới gầm cầu nhưng đời con nhất định phải sáng sủa, thoát khỏi ao tù nước đọng. Bà Dung cũng mong muốn con gái sau này chọn được người thấu hiểu hoàn cảnh, còn đời bà đến tuổi này thì sao cũng được, chẳng còn than thở sống gầm cầu thang chật hẹp ra sao.

Nhiều người cũng bảo, tại sao không về quê, bám trụ làm gì ở đất phố thị để rồi túng thiếu chen chúc trong gian nhà nhỏ hẹp. Tìm đến những con ngõ ở Hà Nội, vô vàn hoàn cảnh tương tự như vợ chồng bà Dung khi phải tận dụng từng không gian nhỏ để tồn tại, mưu sinh như mới đây có câu chuyện cặp vợ chồng già sống chen chúc trên nóc nhà vệ sinh công cộng gần 30 năm.

(Ảnh: tintuconline)

(Ảnh: vnexpress)

Khó khăn nhưng nhất định bám trụ lại bởi có muốn thuê nhà cũng cần phải có tiền, thế là chỉ cần có chỗ nương náu nắng mưa, đêm đặt lưng ngủ đến sáng cũng đủ. Đời có người này người nọ, có kẻ giàu sang sống nhà rộng thênh thang thì cũng có những phận chen chúc trong từng mét vuông chật hẹp. Chưa kể sống ở giữa phố cổ, dù sao cũng ít nhiều bán buôn được giá hơn. Nhờ vào gian hàng nước vỉa hè, bà Dung cũng nuôi được con gái đỗ đại học.

Nếu nói là phải nói nể cách suy nghĩ và dạy con của bà Dung, hay vợ chồng sống trên nóc nhà vệ sinh 30 năm. Họ biết hướng con đến tương lai khởi sắc hơn, thoát cái túng nghèo của đời bố mẹ. Nhiều người sống trong đói nghèo, chỉ riêng việc nghĩ cái ăn đã đau đầu, quần quật từ sáng đến khuya, thời gian đâu dạy con phải học cái chữ để đổi đời.

Những phận người sống chen chúc trong không gian hẹp như chiếc hộp cũng phần nói vẽ lên bức tranh về phố cổ. Phồn hoa, thị thành nhưng cũng đầy túng thiếu, chen nhau để mưu sinh. Chỉ là ai cũng có số phận riêng, miễn sao vẫn sống yên ổn, cố gắng để đời sau phất hơn đời trước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật