Vì sao đi lấy chồng, cô dâu cần ném gạo và muối khi qua cầu?

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong ngày cưới hỏi, các bà các mẹ thường đưa cho cô dâu những gói nhỏ chứa gạo, muối và dặn khi đi qua cầu nhớ ném nó xuống.
Vì sao đi lấy chồng, cô dâu cần ném gạo và muối khi qua cầu?
Khi đi qua cầu, cô dâu thường ném gói nhỏ chứa gạo, muối và tiền xuống sông với mong muốn hóa giải xui xẻo.

Trong ngày tổ chức hôn lễ, mẹ cô dâu sẽ chuẩn bị cho con gái sang nhà chồng những gói nhỏ gồm: tiền, gạo và muối, ở nhiều nơi còn có thêm kim chỉ cùng với lời dặn dò, khi đi qua cầu nhớ vứt xuống. Nếu không làm theo, ma quỷ sẽ quấy nhiễu khiến cuộc sống vợ chồng không yên.

Chẳng những khi qua cầu mà đi qua miếu, đình, đền, chùa, ngã ba đường, ngã tư đường, đám ma cô dâu trên đường về nhà chồng đều phải ném gạo, muối và tiền. Đây là một việc không thể thiếu của lễ thành hôn, được các bà các mẹ truyền từ đời này sang đời khác. Vậy tại sao lại có lệ này, lệ này có ý nghĩa gì, cùng tìm hiểu với Webtintuc ngay dưới đây nhé!

Theo quan niệm dân gian, việc này bắt nguồn từ tín ngưỡng tâm linh. Tâm linh là cái Tâm Linh Thiêng, giúp tâm trí con người trong sáng, chân thật hơn. Nhờ đó, trí tuệ trở nên minh mẫn, nhận biết được bản chất của sự việc và hiện tượng.

Có thể bạn chưa biết, tục này đã có từ xa xưa với quan niệm, những nơi như miếu, đình, đền, chùa, ngã ba đường, ngã tư đường, cầu thường là nơi trú ngụ của các linh hồn lang thang, vất vưởng không nhà không cửa cần được giúp đỡ và bố thí.

Song vô minh còn nhiều, cái ngã còn nặng mà họ đem lòng ghen ghét có thể làm điều sai trái, ảnh hưởng đến người trần mắt thịt. Bên cạnh đó, người dương thế làm hành động này không xuất phát từ tấm lòng yêu thương, che chở đồng loại mà vì nỗi ám ảnh, sợ hãi và cầu mong những vong hồn này không bám và gây hại cho mình.

Bởi vậy, hành động này được cho là  hành động đối kháng, từ đó không tốt cho hai bên. Ngoài ra, bạn đã nghe câu ‘Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi’, ý nghĩa của muối ở đây là xưa đuổi tà khí. Vậy ở tục lệ cưới hỏi muối cũng là muốn hóa giải các âm khí vô tình theo cô dâu chú rể về nhà.

Tục lệ này được ông bà ta truyền lại từ lâu đời.

Tuy nhiên, ông bà ta lại có câu ‘Sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người’, đây là ngụ ý về luật nhân quả báo ứng, nếu bạn trong sáng, tốt đẹp thì sẽ chẳng có ‘ma’ nào dám tới gần. Chính vì thế, thay vì việc ‘ném’, bạn có thể đặt gói tiền, gạo và muối này tại những vị trí sạch sẽ, bằng một thái độ chân thành và kính trọng. Vừa giúp họ vừa giúp mình tích đức, cuộc sống sẽ tự trở nên thoái mái và an nhiên hơn rất nhiều.

Hơn thế, trong ngày cưới hỏi còn có những điều cần phải kiêng kỵ để cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, vẹn tròn và đủ đầy con cháu như:

– Khi nhà có tang không được tổ chức đám cưới;

– Không được cưới vào giờ, ngày, tháng, năm xấu;

– Mẹ cô dâu không được tham gia lễ rước dâu;

– Trong quá trình rước dâu, cô dâu không được quay đầu lại khóc;

– Đám cưới không được đổ vỡ đồ đạc;

– Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón;

– Mẹ chú rể không đứng trước cửa khi đón dâu;

– Cô dâu đang mang bầu không được đi cửa chính;

– Bàn thờ gia tiên chuẩn bị sơ sài. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật