Hà Nội sẵn sàng cho kịch bản có 100.000 ca mắc Covid-19

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết sẽ đánh giá cấp độ dịch ở xã, phường mỗi lần một tuần để áp dụng phù hợp các biện pháp hành chính, điều chỉnh phòng chống dịch Covid-19.
Hà Nội sẵn sàng cho kịch bản có 100.000 ca mắc Covid-19
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà. Ảnh: Sơn Hà.

Sáng 9/12, HĐND Hà Nội bước sang ngày làm việc thứ 3. Đại biểu dành cả ngày để chất vấn lãnh đạo UBND Hà Nội và các sở, ngành về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong năm qua, định hướng của thành phố trong giai đoạn tới.

Cuối phiên chất vấn, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh sẽ đăng đàn trả lời vấn đề được cử tri và đại biểu quan tâm.

Hà Nội kiến nghị dừng đường bay từ nước có biến chủng Omicron

Nêu số liệu ca mắc 3 con số mỗi ngày kể từ khi thực hiện Nghị quyết 128, đại biểu Nguyễn Thanh Bình (quận Tây Hồ) đề nghị lãnh đạo Sở Y tế nêu kịch bản dự báo dịch ở thủ đô trong thời gian tới, đặc biệt là sự nguy hiểm của biến chủng mới Omicron thế nào. Bên cạnh đó là giải pháp chống dịch thích ứng thế nào, điều trị F0 cách ly F1 tại nhà ra sao để tránh gây quá tải.

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà thừa nhận tình hình dịch bệnh hiện nay rất phức tạp, ngay trong sáng 9/12, thành phố đã ghi nhận hơn 170 ca dương tính SARS-CoV-2. Bà dự báo số ca mắc tiếp tục tăng cao thời gian tới ở tất cả quận, huyện.

“Thành phố có khả năng xuất hiện biến chủng Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn so với Beta và Delta. Tỷ lệ người dân tiêm vaccine rất cao, đủ 2 liều là 95%. Nên dù ca mắc tăng cao, chủ yếu là ca nhẹ và không triệu chứng”, bà Hà nói.

Về nguy cơ, bà Hà cho biết Hà Nội có đặc điểm dân cư đông, di biến động phức tạp; dịch bệnh đã lây lan sâu trong cộng đồng, cùng với đó là nguồn bệnh có thể xâm nhập từ địa phương khác và cả tỉnh, thành lân cận sẽ là yếu tố khiến dịch bệnh lây lan.

Về biến chủng Omicron, lãnh đạo Sở Y tế cho biết chưa có dữ liệu chứng minh có khả năng gây bệnh nặng hơn và vaccine vẫn có khả năng bảo vệ trước biến chủng này. Ngành y tế đã chỉ đạo tăng cường tập huấn cung cấp thông tin cho cán bộ, nhân viên và người dân. Sở cũng phối hợp viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải trình tự gene đối với trường hợp nghi ngờ, cũng như đối với người nhập cảnh từ các khu vực đã phát hiện biến chủng mới.

“Chúng tôi kiến nghị dừng các chuyến bay từ các nước có biến chủng Omicron”, bà Hà nói.

Về giải pháp thời gian tới, bà Hà nói sẽ đánh giá cấp độ dịch ở xã, phường mỗi lần một tuần để áp dụng phù hợp các biện pháp hành chính, điều chỉnh phòng chống dịch Covid-19. Thành phố yêu cầu địa phương kiện định việc điều tra, truy vết, cách ly trong phạm vi hẹp nhất; nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở để chăm sóc người dân từ sớm từ xa.

Bên cạnh đó, thành phố cũng đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho người dân, nhất là người tiêm chưa đủ 2 mũi, trẻ em và chuẩn bị tiêm mũi 3 cho đối tượng ưu tiên; đáp ứng các tiêu chí an toàn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế.

Lực lượng y tế cơ sở là tuyến đầu của tuyến đầu

Đại biểu Nguyễn Thanh Nam đặt câu hỏi tới Giám đốc Sở Y tế về nội dung tham mưu cho lãnh đạo thành phố về giải pháp nâng cao năng lực của y tế cơ sở trong thời gian tới.

Trả lời, bà Trần Thị Nhị Hà đánh giá hệ thống y tế cơ sở trở là trụ cột, nòng cốt, vừa điều tra truy vết vừa khoanh vùng, dập dịch, tiêm chủng, xét nghiệm. Theo chủ trương mới của thành phố thì hệ thống y tế cơ sở còn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng nữa là quản lý theo dõi người nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà và trạm y tế lưu động.

“Thời gian qua có thể nói lực lượng y tế cơ sở là tuyến đầu của tuyến đầu. Các anh, chị đã không ngừng nghỉ trong 2 năm qua để chiến đấu với dịch bệnh”, bà Hà nói.

Về nhân lực, một trạm chỉ có 5-10 nhân viên kể cả những xã, phường có tỷ lệ dân số rất cao tới 30.000 người như ở quận Hoàng Mai, Đống Đa. Thực trạng đó dẫn tới quá tải. Trong khi đó, chất lượng nhân lực y tế cơ sở còn chưa cao, trang thị bị còn thiếu...

Bà Hà cho rằng ngành y tế cần có chính sách quyết liệt, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đãi ngộ với lực lượng y tế cơ sở; đồng thời, cần liên tục nâng cao năng lực, tập huấn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người bệnh, khám chữa bệnh từ xa. Đến nay, Sở Y tế đã tham mưu cho thành phố về việc thành lập trường Đại học Y khoa để chủ động đào tạo nguồn nhân lực. Sở Y tế cũng trình thành phố về kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 với khoảng 1.000 tỷ dành cho đầu tư trạm y tế cơ sở và thu hút mô hình xã hội hóa.

Sở Y tế Hà Nội cũng đã kiến nghị Bộ Y tế và Bộ Tài Chính ban hành quy định về giá dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà, gói dịch vụ y tế cơ bản… để có thể tăng thu nhập cho tuyến y tế cơ sở.

Sẵn sàng cho kịch bản có 100.000 ca mắc Covid-19

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Quang Thắng, bà Trần Thị Nhị Hà cho biết Sở Y tế đã có phương án đáp ứng khi có 100.000 ca bệnh trên địa bàn, đảm bảo 1.000 giường hồi sức cấp cứu và huy động thêm của các bệnh viện, bộ ngành Trung ương thêm 1.000 giường nữa. Như vậy, thành phố có 2.000 giường hồi sức cấp cứu, đảm bảo đầy đủ phương tiện cấp cứu và oxy hỗ trợ bệnh nhân.

Về năng lực vận chuyển xe cứu thương, bà Hà cho biết Sở Y tế đã giao cho Trung tâm 115 điều phối trên phần mềm để điều phối xe cứu thương trên địa bàn. Sở Y tế phối hợp với Sở GTVT tổ chức mô hình doanh nghiệp vận tải để vận chuyển F0, F1; chuẩn bị 1.200 xe hành khách để có thể hoán cải thành xe vận chuyển người bệnh.

“Với việc phân luồng, phân tuyến thì việc điều trị tại nhà hay cơ sở cũng giảm tải cho hệ thống vận chuyển cấp cứu cấp cứu. Trên địa bàn có trung tâm y tế và bệnh viện đã có xe cứu thương nên có thể vận chuyển người bệnh ngay tại địa bàn. Hiện, 92% người bệnh được điều trị tại tuyến cơ sở hoặc tại nhà”, bà Hà cho biết.

Đề cập đến năng lực xét nghiệm, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thừa nhận vừa qua có tình trạng chậm trả mẫu. Vì thế, ngành y tế đã có giải pháp kịp thời như phối hợp test nhanh, kháng nguyên để rút ngắn thời gian trả kết quả; ứng dụng phần mềm lấy mẫu và trả kết quả trên nền tảng công nghệ; bố trí phương tiện vận chuyển mẫu tới các p[hòng xét nghiệm theo phân luồng để tránh tồn đọng…

Bà Hà cũng cho biết thành phố bố trí thêm 12 máy xét nghiệm cho bệnh viện tuyến huyện để nâng cao năng suất và phân luồng xét nghiệm trên địa bàn. Trong trường hợp cần thiết, ngành y tế có thể huy động nhân lực, vật lực từ bệnh viện tư nhân, bệnh viện Trung ương hay bộ ngành đóng trên địa bàn. Sở cũng tham mưu với TP ban hành giá dịch vụ đặt hàng xét nghiệm nếu có thể huy động hệ thống xét nghiệm công lập hoặc ngoài công lập.

Tăng trưởng ít nhất 7%

Trước đó, HĐND Hà Nội đã biểu quyết thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách, công tác phòng chống Covid-19 năm 2022. Mục tiêu tổng quát của Hà Nội trong năm 2022 là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch; thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Nghị quyết của HĐND Hà Nội thông qua 22 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó GRDP tăng từ 7 đến 7,5% (GRDP bình quân đầu người 139-141 triệu đồng); tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển xã hội 10%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 5%; chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%.

Thành phố cũng phấn đấu giảm số hộ nghèo theo chuẩn mới xuống 20%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo 72,2%; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch ở đô thị đạt 100%; khu vực nông thôn đạt 85%; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong ngày đạt 100%...

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 13582
  1. NÓNG: Quận trung tâm Hà Nội “nguy cơ cao” dừng bán hàng ăn tại chỗ, vận động người dân không ra đường khi không cần thiết
  2. Khẩn: Sau test nhanh dương tính tại nhà, người dân không tự ý vào viện
  3. Hà Nội dùng kết quả test nhanh để xác định người nhiễm nCoV
  4. Số F0 cộng đồng ở Hà Nội cao nhất từ trước đến nay
  5. Ngày 11/12: Hà Nội tiếp tục có số ca mắc cao với 731 ca, trong đó 204 ca cộng đồng
  6. Ngày 11/12: Hà Nội ghi nhận 731 ca mắc COVID, có 204 ca cộng đồng
  7. Hà Nội thêm 731 ca Covid-19, F0 nhiều nhất ở quận Đống Đa
  8. Hà Nội tạm phong tỏa trụ sở công an phường, UBND phường Đại Kim
  9. Ngày 10/12, Hà Nội lập “kỷ lục” ghi nhận 863 ca dương tính SARS-CoV-2
  10. Ngày 10/12, Hà Nội lại ghi nhận kỷ lục mới với 863 ca mắc COVID-19
  11. Hà Nội: Cán bộ công an dương tính SARS-CoV-2, tạm phong toả trụ sở Công an, UBND phường Đại Kim
  12. Sáng 10/12, ca F0 cộng đồng phức tạp tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành
  13. Hà Nội: Dịch Covid-19 gia tăng, người dân lo ngại việc học sinh đi học ở trường
  14. Hà Nội: Kiểm tra 126 khách đang ăn uống, test nhanh có 4 người dương tính
  15. Hà Nội ghi nhận thêm 704 ca dương tính, trong đó 222 trường hợp ở cộng đồng
  16. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: Dự báo 1.000 ca dương tính SARS-CoV-2/ngày
Video và Bài nổi bật