Bình Dương: Dân “khát” vắc xin nhưng hơn 311.000 liều thì tiêm nhỏ giọt

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có một nghịch lý là mặc dù công nhân, người lao động “khát” vắc xin tới mức phải đề xuất tiêm cả vắc xin Nano Covax đang thử nghiệm nhưng lượng vắc xin được phân bổ phần lớn vẫn... nằm trong kho.
Bình Dương: Dân “khát” vắc xin nhưng hơn 311.000 liều thì tiêm nhỏ giọt
Ảnh minh họa

Ngày 4-8, trả lời Báo Online, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cho biết tới nay đã có khoảng 311.000 liều vắc xin phân bổ đã được tỉnh tiếp nhận và đang có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người dân.

Thế nhưng, thực tế cho thấy tốc độ tiêm vắc xin tại Bình Dương rất chậm, thấp hơn cả một số tỉnh miền Tây, dù số ca COVID-19 của Bình Dương đã vượt 20.000 ca và nóng thứ hai cả nước chỉ sau TP.HCM.

Theo số liệu của Sở Y tế tỉnh Bình Dương, tính tới sáng 4-8, lũy kế toàn tỉnh Bình Dương mới có hơn 88.500 người được tiêm vắc xin, trong đó chỉ có hơn 7.400 người được tiêm đủ cả hai mũi. 

Theo công bố của Bộ Y tế, tốc độ tiêm vắc xin của Bình Dương ít hơn Long An (tới 4-8 đã tiêm được hơn 126.000 liều), ít hơn Đồng Tháp (đã tiêm được gần 158.000 liều)...

Có một thực tế là hơn 2/3 vắc xin được phân bổ (tổng cộng 311.000 liều) tại Bình Dương vẫn... nằm trong kho. Trong khi đó, các doanh nghiệp, người lao động mong ngóng vắc xin từng ngày.

Thậm chí mới đây, vì quá nóng ruột, Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương còn đề xuất và UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Y tế xin tiêm vắc xin Nano Covax thử nghiệm cho khoảng 200.000 người là công nhân, người lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn đang chờ trả lời của Bộ Y tế.

Người dân mong ngóng từng ngày để được tiêm vắc xin nhưng kế hoạch của Bình Dương thực hiện chậm. Trong ảnh: bệnh nhân điều trị tại bệnh viện d‌ã chi‌ến số 1 tỉnh Bình Dương - Ảnh: B.SƠN

Mặc dù Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương có kết luận cuộc họp yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin nhưng thực tế không như mong đợi.

Tính trung bình trong khoảng 10 ngày gần đây, bình quân chỉ tiêm được khoảng 2.000 liều/ngày. Tốc độ có tăng lên chút đỉnh tính tới sáng 4-8, nhưng cũng chỉ mới đạt gần 5.000 liều/ngày.

Giải pháp nào cho vấn đề vắc xin của Bình Dương? Một lãnh đạo tỉnh cho biết sẽ mở rộng huy động các cơ sở y tế tư nhân, chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp... để tham gia.

Hệ thống y tế công, gồm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các trung tâm y tế huyện, thành phố sẽ không "ôm" việc tiêm vắc xin nữa mà sẽ giám sát, phối hợp với các đơn vị để đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12099
  1. Bình Dương: Phát hiện 841 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 qua test nhanh
  2. Lào Cai: Từ 0h ngày 10/9 nới lỏng một số hoạt động, dịch vụ
  3. Bình Dương chi 13 tỷ đồng hỗ trợ F0 khỏi bệnh tham gia phòng chống dịch
  4. Vì sao ca mắc và tử vong ở Bình Dương chưa có dấu hiệu chững lại?
  5. Bình Dương: Tiêm vaccine ngừa COVID-19 quá chậm do lực lượng y tế mỏng
  6. Sáng 4/8: Thêm 4.271 ca mắc COVID-19, riêng Bình Dương 1.032 ca
  7. Vì sao Bình Dương dùng “biện pháp mạnh”: lấy bêtông ngăn đường?
  8. Tiếp tục ghi nhận các ca mắc Covid-19 tại khu cách ly tập trung
  9. 9 ca Covid-19 “về từ Bình Dương”, Lào Cai dừng hoạt động không thiết yếu
  10. Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu thực hiện ngay tiêm vắc xin, hỗ trợ tiền nhà trọ cho công nhân
  11. Bình Dương thí điểm cách ly F0 không triệu chứng tại nhà
  12. Bình Dương yêu cầu người dân không ra đường 24/24 giờ
  13. Người dân Bình Dương “ai ở đâu ở đấy”, hết gạo thì gọi đường dây nóng 1022
  14. Bình Dương nóng ruột xin tiêm vắc xin Nano Covax cho 200.000 công nhân
  15. Bình Dương: 398 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh trong ngày 2-8
  16. Bình Dương cho F1, F0 không triệu chứng cách ly tại nhà nhưng tuyệt đối không để tử vong
  17. Phát hiện 3 người về từ Bình Dương dương tính với SARS-CoV-2
  18. Bình Dương cho phép F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà
  19. Gần 17.000 ca mắc COVID-19, Bình Dương gấp rút ứng phó
  20. Ca mắc ở Bình Dương lên 4 con số mỗi ngày, xử nghiêm cơ sở y tế tự ý đóng cửa
  21. TP.Thủ Dầu Một: Chi trên 4,2 tỷ đồng cho người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh
Video và Bài nổi bật