Mẹ bầu sinh con “mùa giãn cách” cần chuẩn bị gì?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước tình hình phức tạp hiện nay, không ít bà bầu lo lắng cho quá trình thăm khám và sinh nở của mình sẽ bị ảnh hưởng.
Mẹ bầu sinh con “mùa giãn cách” cần chuẩn bị gì?
Ảnh minh họa

4 lời khuyên quan trọng đối với sản phụ để đảm bảo an toàn trong mùa dịch

dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên nhiều tỉnh, thành phố gây ra lo lắng cho các mẹ bầu, đặc biệt là những chị em đang đến gần thời điểm sinh nở.

Chuyên gia sản nhi, bác sĩ Nguyễn Vũ Hải chia sẻ trên VOV Giao thông, các sản phụ có thể hoàn toàn yên tâm vì hầu hết các cơ sở có dịch vụ sản nhi đều đã được tập huấn công tác phòng chống dịch. Thậm chí, trong trường hợp sản phụ sinh con trong khu cách ly, cơ sở vật chất cũng như nhân lực y tế cũng luôn sẵn sàng. BS Hải chia sẻ: "Các sản phụ nhập viện tại khu cách ly đều không có người nhà, nên bản thân nhân viên y tế, nữ hộ sinh, điều dưỡng vừa làm chuyên môn, vừa làm người nhà, người thân để chăm sóc sản phụ, em bé khi chào đời. Làm sao các cháu đảm bảo sức khỏe tốt nhất, mẹ bé được chăm sóc điều kiện tốt nhất".

BS Hải đưa ra 4 lời khuyên quan trọng đối với sản phụ để đảm bảo an toàn trong mùa dịch, bao gồm:

- Tuân thủ quy định 5K của chính phủ đểm đảm bảo phòng dịch.

- Tiếp tục khám, quản lý thai ở các bệnh viện, cơ sở y tế có đủ điều kiện phòng dịch.

- Sản phụ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Theo dõi sức khỏe của em bé không qua đếm cử động thai hàng ngày. Đủ 40 tuần, đến ngày dự sinh, sản phụ nên đến bệnh viện để theo dõi và chờ sinh.

Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khi đi sinh mùa dịch?

Chia sẻ với Gia đình Việt Nam, BS Đặng Lê Dung Hạnh - bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho rằng, thai phụ và người nhà không nên quá lo lắng. Các bệnh viện, trung tâm y tế có dịch vụ thai sản đều làm việc suốt ngày đêm và có áp dụng các biện pháp phòng dịch.

BS Hạnh đưa ra những hướng dẫn chi tiết giúp mẹ bầu yên tâm khi sinh con trong thời điểm này.

Cụ thể, mỗi mẹ bầu chỉ được đi cùng một người chăm nuôi và phải khai báo y tế khi đến bệnh viện. Cả hai sẽ được làm xét nghiệm Covid-19 khi vào viện. bệnh viện có khu cách ly trong thời gian chờ xét nghiệm và khi có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, thai phụ sẽ được đưa vào nằm nội trú trong viện.

Thai phụ và người nhà sẽ được hướng nhân viên y tế hướng dẫn phòng dịch khi đến bệnh viện.

Nếu sản phụ hoặc người nhà đã có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính trước đó thì phiếu xét nghiệm có giá trị trong vòng 7 ngày.

Mẹ bầu cần tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc nếu nằm trong phòng có nhiều sản phụ. Sau khi sinh, cần hạn chế ngời thăm nuôi.

bệnh viện chỉ cho một người đến thăm nuôi. Trong trường hợp cần hai người thì cả hai người đến thăm nuôi đều phải có xét nghiệm Covid-19 âm tính.

Nếu sản phụ nằm viện dài ngày và thay đổi người thăm nuôi thì người đến thay cũng cần phải được xét nghiệm Covid-19.

Người nuôi bệnh cần hạn chế ra khỏi bệnh viện khi không cần thiết. Khi đã rời khỏi cổng bệnh viện, lúc quay trở lại sẽ phải sàng lọc như người mới vào.

Thai phụ và người nhà không nên đặt mua đồ ăn, nước uống từ bên ngoài.

Khi đến bệnh viện chờ sinh, thai phụ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Giấy tờ tùy thân: Gồm chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc KT3, các giấy tờ tùy thân khác. 

- Giấy tờ bảo hiểm: Hiện tại, các bệnh viện chấp nhận cả thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

- Hồ sơ khám khai: Sắp xếp hồ sơ theo thứ tự từ những tháng đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, để trong túi hồ sơ riêng và mang khi vào viện.

Mẹ bầu lưu ý, cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chi trả viện phí cho mẹ. Cầm theo cả giấy tờ bản gốc để nhân viên y tế để đối chiếu thông tin sản phụ khi làm thủ tục nhập viện.

- Những đồ dùng cần thiết cho mẹ sau khi sinh như quần áo, khăn tắm, khăn lau mặt, bàn chải đánh răng...

- Đồ dùng cơ bản cho con như quần áo sơ sinh, khăn sữa, tã giấy...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật