Dịch bệnh leo thang, Malaysia trở thành ổ dịch nghiêm trọng nhất khu vực

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chạy đua với diễn biến nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19, quốc gia Đông Nam Á này tăng tốc tiêm vắc xin cho người dân.
Dịch bệnh leo thang, Malaysia trở thành ổ dịch nghiêm trọng nhất khu vực
Hơn 13 triệu người Malaysia đã đăng ký tiêm chủng vắc xin

Nhiều trung tâm điều trị tích cực của Malaysia huy động tối  đa để điều trị bệnh nhân

Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện là một trong những điểm dịch nóng nhất khu vực, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới mỗi ngày tăng nhanh suốt mấy tuần vừa qua.

Ngày 14/6, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, xấp xỉ 5000 người trong 24 giờ, đồng thời số ca t‌ử von‌g cũng ở mức đáng ngại với 60 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 2 trong khối ASEAN). Tổng giám đốc cơ quan y tế, Tiến sĩ Noor Hisham Abdullah cho biết Selangor vẫn có nhiều ca bệnh nhất với 1.523 người có kết quả xét nghiệm dương tính, tiếp theo là Sarawak (744), Kuala Lumpur (503) và Johor (430).

Tính đến nay, Malaysia đã ghi nhận 667.876 trường hợp mắc COVID-19 với hơn 4000 người t‌ử von‌g. Mặc dù đã có hơn 590.000 người đã khỏi bệnh, nhưng quốc gia này vẫn đang điều trị cho hơn 70.000 người dương tính với virus SARS-CoV-2. So với thời điểm giữa tháng 1, Malaysia chỉ có hơn 28.000 trường hợp dương tính với COVID-19 và 555 người t‌ử von‌g. Như vậy số ca mắc COVID-19 ở Malaysia đã tăng gấp 3 lần, và số t‌ử von‌g tăng gấp 8 lần chỉ trong 5 tháng.

Các Trung tâm điều trị tích cực (ICU)  tại các bệnh viện nhà nước  đầy bệnh nhân,  nguồn lực của Chính phủ đang được huy động tối đa nhằm giải quyết số lượng lớn bệnh nhân COVID-19 nhập viện. Các bác sĩ, y tá và nhân viên khác của bệnh viện không được nghỉ ngơi.  Theo Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Khairy Jamaluddin, từ tháng 1, Chính phủ đã chi hàng tỷ ringgit để mua vắc xin và hàng tỷ ringgit nữa cho công tác hậu cần và tiêm chủng  vắc xin.

Cơ quan y tế Malaysia cũng cho biết, có khoảng 4,5 triệu người, trong đó có 2,5 triệu người cao tuổi, đã đăng ký giai đoạn hai của Chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 Quốc gia, Bộ trưởng điều phối chương trình Khairy Jamaluddin cho biết.

 Quốc gia có dân số 32,7 triệu người này đã có hơn 13 triệu người đăng ký tiêm chủng vắc xin. Một số địa phương đã mở thêm các trung tâm tiêm chủng, nên sẽ có một số nơi  như thủ đô  Kuala Lumpur và Putrajaya  sẽ về đích trước, đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 8 - sớm hơn kế hoạch của Chính phủ.

Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

Gần 200.000 mũi tiêm vắc xin một ngày

Trước diễn biến của dịch COVID-19, lần đầu tiên Malaysia đã chạm mốc 200.000 mũi tiêm vắc xin một ngày. Đây là mức cao kỷ lục mà Malaysia vừa thực hiện hôm 14/6 và cũng là lần đầu tiên kể từ khi chương trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Malaysia bắt đầu khởi động từ ngày 24/2.

Theo Ủy ban Đặc biệt về Đảm bảo tiếp cận nguồn cung vắc xin COVID-19, hôm 14/6, Malaysia đã tiêm 197.963 liều vắc xin trong đó 142.890 người nhận liều đầu tiên và 55.073 người còn lại tiêm liều vắc xin thứ hai.


Trung tâm đăng ký tiêm chủng ở Malaysia

Tổng cộng, có 4.688.233 liều vắc xin đã được tiêm kể từ khi bắt đầu chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19.  Trong đó, 3.275.194 là liều vắc xin đầu tiên,  1.413.039 mũi vắc xin còn lại là liều thứ hai.

Các  chuyên gia y tế đang kêu gọi chính phủ không nên vội vàng nới lỏng các quy trình phòng dịch bởi hiện nay, việc  đóng cửa trên toàn quốc sẽ giúp số trường hợp mắc COVID-19 giảm nhẹ.

Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Y tế Công cộng Malaysia, Zainal Ariffin Omar cho biết, mặc dù kết quả của việc đóng cửa là đáng khích lệ, nhưng bất kỳ quyết định nới lỏng hạn chế nào cũng phải được thực hiện một cách thận trọng. Ông lưu ý rằng các biến thể COVID-19 hiện tại ở Malaysia rất dễ lây nhiễm, nên Chính phủ không nên vội vàng nới lỏng các quy định đặc biệt là quy định liên quan đến việc loại bỏ khẩu trang ở các khu vực trong nhà.


Người dân được tiêm chủng tại các trung tâm được cấp phép

"Chúng ta không nên cho phép mở cửa nhiều hoạt động cùng lúc. Thay vào đó, phải mở cửa từ từ, chẳng hạn như cho phép kéo dài thời gian hoạt động cho các cửa hàng, cho bán hàng mang đi thay vì cho phép mở cửa chợ đêm hoặc mở cửa trường học trở lại", Tiến sĩ Datuk Zainal Ariffin nói.

Chuyên gia y tế này nhấn mạnh: “Chúng tôi không muốn một kịch bản cho phép mở cửa nhiều lĩnh vực hoặc hoạt động hơn,  dẫn đến việc gia tăng số trường hợp mắc COVID-19 và sẽ dẫn tới một đợt phong tỏa  khác”.

Việc phong tỏa trong 14 ngày kể từ ngày 1 tháng 6 đã hoàn tất và Chính phủ Malaysia đã gia hạn thêm 2 tuần đóng cửa nữa cho đến ngày 28/6. Tiến sĩ Zainal Ariffin cho biết, việc phong tỏa đã đạt được mục tiêu đề ra, nhưng ông cũng chỉ ra rằng "vẫn còn một chặng đường dài để hạ thấp các con số trong biểu đồ dịch bệnh". 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật