“Quân sự Nga mạnh ngang Mỹ với chi tiêu thấp hơn nhiều”

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chuyên gia quân sự Nga Igor Korotchenko - Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng toàn dân mới đây đã đưa ra một nhận xét rất đáng chú ý.
“Quân sự Nga mạnh ngang Mỹ với chi tiêu thấp hơn nhiều”
Chuyên gia quân sự Nga Igor Korotchenko

Vừa qua truyền thông thế giới đã dành sự quan tâm đặc biệt đến bài đăng trên tạp chí Jerusalem Post, khi họ kiểm đếm chi phí mà Quân đội Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas tại Palestine dành cho cuộc chiến.

“Việc phá hủy một tên lửa phóng từ Dải Gaza tiêu tốn của Israel 50 - 100 nghìn USD. Trong khi tên lửa tầm ngắn của Palestine rất rẻ: trung bình họ chi 300 - 800 USD cho việc chế tạo chúng. Đối với tên lửa tầm xa, chi phí cao gấp đôi hoặc gấp ba lần".

Trước tình hình trên, chuyên gia quân sự Igor Korotchenko trong bài phỏng vấn trên trang Zhurnalisticheskaya Pravda đã nói về hiệu quả của ngân sách chi tiêu liên quan đến chất lượng của quân đội các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Theo ông Korotchenko, tùy thuộc vào điều kiện địa chính trị và sự phát triển cụ thể của tình hình quân sự - chính trị, cũng như học thuyết quân sự, những quốc gia khác nhau có cách tiếp cận riêng biệt đối với vấn đề phát triển lực lượng vũ trang.

Israel là một ví dụ khá cụ thể, với thực tế là họ bị kẹt ở môi trường thù địch từ các quốc gia Ả Rập, Tel Aviv thực tế vẫn không có đối thủ quân sự trong số các nước Hồi giáo.

Hơn nữa, ngoại giao Israel đang giải quyết thành công vấn đề liên quan đến khôi phục quan hệ láng giềng tốt đẹp với các nước trong khu vực, bất chấp sự phức tạp của vấn đề.

Kẻ thù chính của Israel hiện là Iran, trong khi Palestine là một trường hợp đặc biệt. Từ Dải Gaza, những cuộc pháo kích lớn vào lãnh thổ Israel được thực hiện bởi các chiến binh Hamas, họ sử dụng tên lửa khá thô sơ nhằm phá hủy mục tiêu một cách bừa bãi.

Đây là một trường hợp khá cục bộ, vì vậy về nguyên tắc, mỗi bên đều phát triển tiềm lực quân sự của mình gắn với tình hình địa chính trị cụ thể.

Cách tiếp cận phù hợp về tỷ lệ giữa chi phí và chất lượng phải nói đến Lực lượng vũ trang Nga, khi chi tiêu quân sự và kết quả thu được là tối ưu. Điều này xảy ra bởi một lý do đơn giản là bằng cách chi tiêu ít hơn Hoa Kỳ vài lần, Moskva đảm bảo tính ngang bằng về quân sự với Mỹ và khối NATO nói chung.

Điều này là do sự phát triển tổng hợp của tất cả các thành phần sức mạnh quân sự Nga, bao gồm cả lực lượng hạt nhân chiến lược.

Trường hợp nước Mỹ là ngược lại, họ có tham vọng thống trị thế giới, phải duy trì số lượng lớn căn cứ quân sự và nhóm tác chiến tàu sân bay. Nhưng mô hình lực lượng vũ trang phần lớn đã không đáp ứng được yêu cầu của thời hiện đại.

Ví dụ, một tàu sân bay đang bị phá hủy bởi các thiết bị hạt nhân hiện đại, và những nước như Nga hay Trung Quốc sẽ đơn giản là không cho phép nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ tiếp cận biên giới. Trong trường hợp này, nó là một hiện vật từ chính sách thu‌ộc đị‌a của Hoa Kỳ.

Về nguyên tắc, cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra trên toàn thế giới. Đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay động lực chính tất nhiên là xung đột ở Trung Đông và châu Á.

Tuy nhiên nguồn gốc chính của cuộc chạy đua vũ trang là tham vọng thống trị của Hoa Kỳ. Chúng tôi có cách tiếp cận cân đối, hợp lý và khả thi hơn đối với ngân sách nhà nước, ông Korotchenko kết luận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật