“Mùa hè nặng trĩu” khi trẻ nghỉ trước rồi đến trường thi sau

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cô Văn Liên Na (trường Lương Thế Vinh) đánh giá cách làm của Hà Nội đang phụ thuộc vào dịch. Cô cũng như nhiều phụ huynh mong học sinh hoàn thành năm học để nghỉ hè trọn vẹn.
“Mùa hè nặng trĩu” khi trẻ nghỉ trước rồi đến trường thi sau
Trường Lương Thế Vinh thông báo cho học sinh nghỉ hè sớm theo quyết định của thành phố dù chỉ thêm một vài ngày, trường có thể hoàn thành việc kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức trực tuyến. Ản

“Tôi đã nói với con về việc hoãn thi học kỳ II. Ban đầu, con rất vui, kiểu đang có việc nặng nhọc, chán nản, được hoãn lại thì tốt quá.

Nhưng sau đó, tôi giải thích ở một thời điểm nào đó trong kỳ nghỉ hè, con sẽ đến trường, có thể lặp lại việc ôn tập như hai tuần vừa rồi và thi, con bảo ‘không, không, thế con thi luôn’. Chỉ như vậy cũng đủ hiểu mong muốn của con rồi”, chịThái Thùy Linh kể lại phản ứng của con khi biết tin Hà Nội cho nghỉ hè sớm và sẽ tổ chức thi khi học sinh đến trường trở lại.

Bản thân chị Thùy Linh cũng đón nhận thông tin này với tâm lý mệt mỏi. Cũng như không ít phụ huynh khác, chị mong muốn con hoàn thành năm học trước khi nghỉ hè.

Mong thi xong để nghỉ hè trọn vẹn

Chị Thái Thùy Linh chia sẻ trong hai tuần qua, gia đình cùng học sinh đều mệt mỏi vì bài kiểm tra học kỳ II bị hoãn lại do các con tạm dừng đến trường. Cô và trò cố gắng học, ôn tập online. Trong tình cảnh đó, mọi người đều có sự mệt mỏi, căng thẳng nhất định. Thậm chí, nhiều phụ huynh cùng lớp tiếc nuối sao trường không cho thi sớm trước kỳ nghỉ lễ.

dịch bệnh khiến trường lâm vào thế bị động. Chị Thái Thùy Linh không ít lần không biết trả lời ra sao khi con hỏi bao giờ được thi. Hai tuần qua, bản thân con và gia đình thay đổi thói quen, thích nghi với dịch bệnh để ôn tập online.

Giờ, lịch học, lịch thi lại thay đổi. Ngoài sự mệt mỏi như bao bậc cha mẹ khác, chị Thùy Linh chia sẻ chị cùng các phụ huynh trong lớp còn chịu áp lực khi con ở tuổi dậ‌y th‌ì - ương bướng và có nhiều lý do để nổi loạn.

“Chúng tôi đã động viên con cố học online, thi nốt rồi nghỉ hè, không còn bị ba mẹ nhắc nhở. Nhiều người, trong đó có nhà tôi, đã cho con về nông thôn sống. Nhưng cuối cùng, công ôn thi 2 tuần nay gần như bỏ sông bỏ bể. Gia đình và các con không biết bao giờ lại thay đổi tiếp, con lại đi học để ôn tập và thi. Tôi thấy đằng trước chồng chất những khó khăn”, chị Thái Thùy Linh tâm sự.

Nữ ca sĩ cho rằng việc hoãn thi cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, học sinh được đến trường trở lại nhưng lại không biết sẽ hoãn đến bao giờ là gánh nặng đè lên học sinh, gia đình.

Các con đang tuổi được chơi, không thể chỉ mỗi học và học. Bình thường, trẻ đã mong nghỉ hè, chưa kể năm nay nhiều áp lực do dịch bệnh. Đến nay, nghỉ hè sớm nhưng con vẫn phải ôn bài, nhiều nhà sợ con quên chữ lại cho con học thêm.

“Cá nhân tôi không ủng hộ việc cho con nghỉ hè sớm, chưa biết bao giờ mới đến trường, thậm chí có thể kéo dài đến đầu năm học sau mới thi học kỳ của năm cũ. Tôi mong sở có sự quyết liệt, rốt ráo để xong việc, giải tỏa tâm lý, gánh nặng cho nhiều gia đình”, người mẹ bày tỏ.

“Mùa hè nặng trĩu” cũng là suy nghĩ đầu tiên bật lên trong đầu chị Mai Liên (Nam Từ Liêm, Hà Nội) trước thông báo về hoãn thi, nghỉ hè sớm.

Nữ phụ huynh cho hay mấy ngày qua, 3 mẹ con chỉ mong ngóng sau ngày 16/5, khi Thông tư 09 có hiệu lực, để trường cho thi online rồi 2 con về quê nghỉ hè cùng ông bà.

Thế nhưng với tình hình hiện tại, khi con nghỉ hè sớm, chị lại phải dành các buổi tối để kèm cặp cậu con trai lớp 2 do lực học của bé không tốt và nhắc nhở con lớn (lớp 8) tự học vì sang năm sẽ thi chuyển cấp.

“Cứ như này, dịch kéo dài bao lâu thì con mất hè bấy lâu. Năm ngoái, khi học sinh được nghỉ hè 3 tháng, tôi đã mừng. Vậy mà, năm nay, con tưởng được nghỉ hè sớm nhưng thực chất là nghỉ hè muộn”, chị Liên than.

Ngay sau quyết định của UBND thành phố, trường THCS & THPT Lương Thế Vinh cũng ra thông báo sẽ tổ chức thi học kỳ II khi học sinh đi học trở lại dù mấy ngày qua, trường đã cho thi online và chỉ cần đến 15/5, việc kiểm tra, đánh giá cuối kỳ sẽ hoàn tất.

Cô Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho hay 99% học sinh, phụ huynh của trường mong muốn thi nốt vì các con đã học, ôn rồi. Nếu nghỉ hè sớm, trường chưa biết bao giờ mới có thể đón các con trở lại. Nếu tình hình tốt, nhanh cũng đầu tháng 6, học sinh mới đến trường, mất khoảng 3 tuần nữa để ôn thi, rồi thi và tổng kết.

Chưa kể đến, nếu dịch kéo dài hơn, kế hoạch kiểm tra sẽ như thế nào. Thậm chí, nếu mãi đến tận tháng 9, học sinh mới có thể đến trường, ôn tập và thi học kỳ II năm học cũ ngay trước thềm năm học mới.

Cô Liên Na cho rằng sự trì hoãn này sẽ gây khó khăn cho những gia đình mong muốn chuyển trường cho con khi họ chuyển nhà hoặc chuyển công tác sang địa phương khác.

Phụ huynh cho rằng học sinh lớn có thể thi online trong khi học sinh nhỏ tuổi không nhất thiết phải kiểm tra học kỳ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Không thể bị động trước dịch

“Quan điểm của tôi là vào thời điểm này, chúng ta nên tạo điều kiện, đừng tạo áp lực cho các con quá khi các con đã học online, ngồi trước màn hình rất mệt”, cô Liên Na nói.

Cô cho rằng trong thời kỳ dịch, các trường có thể linh động, nhiều cách để kiểm tra đánh giá. Độ chính xác mang tính tương đối, đương nhiên, không có gì tuyệt đối vì kể cả kiểm tra trực tiếp ở lớp, nếu giáo viên không giám sát nghiêm, học sinh vẫn có thể gian lận.

Bộ GD&ĐT cũng đưa ra nhiều hình thức như kiểm tra trực tuyến, cho học sinh làm dự án. Thời gian qua, do tác động của dịch Covid-19, học sinh chuyển sang học trực tuyến và cũng đã làm các bài kiểm tra, đánh giá online.

Thực tế, trường Lương Thế Vinh đã tổ chức thi học kỳ online ở một số môn. Nhà trường và gia đình học sinh cũng đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, đề thi.

“Học sinh có thể làm chủ công nghệ. Khi dịch kéo dài, chúng ta nên chọn biện pháp để chủ động ứng phó. Sở cho hoãn thi đến khi học sinh đi học trở lại là đặt mình vào thế bị động, phụ thuộc vào dịch”, cô Văn Liên Na nêu quan điểm.

Cho con thi online để kết thúc năm học trong tháng 5 cũng là mong muốn của chị Mai Liên. Với cậu con trai học lớp 8, chị cho rằng con có thể làm bài kiểm tra trực tuyến. Phụ huynh hiểu học là cả một quá trình, không thể chỉ vì khi thiếu sự giám sát mà cha mẹ tạo điều kiện để con gian lận, đạt điểm cao bất thường so với lực học của con.

Trong khi đó, với con trai học lớp 2, nữ phụ huynh nhận định việc thi học kỳ không quá cần thiết. Giáo viên có thể dựa trên quá trình học, các đầu điểm trước để đánh giá con. Một kỳ thi không quan trọng đến mức không có nó thì không được.

Tương tự, chị Thái Thùy Linh cho rằng người lớn cần nhìn nhận và trả lời câu hỏi thi học kỳ có thực sự quan trọng, có điểm thi này để giải quyết vấn đề gì.

Thi cuối cấp được đánh giá là cần thiết vì ảnh hưởng đến việc con sẽ học tiếp tại trường nào. Như vậy, nhà trường chỉ tập trung cho lớp 5, 9 và 12. Với các lớp còn lại ở bậc tiểu học, THCS, điểm thi học kỳ có cần thiết không, có nên giản lược kỳ thi này không?

Nữ phụ huynh đưa ra 2 phương án chị cho là khả thi nhất. Thứ nhất, trường căn cứ kết quả học tập qua một năm, không cần điểm thi học kỳ II, tìm ra công thức để có đánh giá, nhận xét chung.

Các con còn nhỏ. Kể cả năm nay thiếu điểm học kỳ II nên việc đánh giá chưa quá chính xác cũng không ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu dài hạn.

Phương án thứ hai, nếu mọi người cảm thấy vẫn cần bài kiểm tra học kỳ, trường có thể giản lược, bỏ bớt những nội dung học thuộc rồi cho học sinh kiểm tra online với đề thi vừa tầm. Như vậy, học sinh không mệt mỏi, hạn chế gian lận, phụ huynh cũng không căng thẳng hay tìm người hỗ trợ con.

“Thi online đương nhiên có khó khăn nhưng không phải không có cách. Nếu đã có thiết bị để thi, trường có thể yêu cầu học sinh, gia đình chuẩn bị không gian để con thi, mở camera trên thiết bị để giám sát”, ca sĩ Thái Thùy Linh nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật