COVID-19 khiến nhiều quốc gia sa lầy vào khủng hoảng y tế

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đợt bùng phát mới dịch COVID-19 đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới đã đẩy hàng loạt quốc gia sa lầy vào một cuộc khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng... đó là cuộc khủng hoảng về y tế - sức khỏe.
COVID-19 khiến nhiều quốc gia sa lầy vào khủng hoảng y tế
Ấn Độ đang lâm vào cuộc khủng hoảng y tế do COVID-19.
Mỗi ngày mất 12.000 sinh mạng vì COVID-19

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, số người t‌ử von‌g do COVID-19 trên toàn cầu là hơn 3 triệu người, con số này bằng dân số của nhiều thành phố lớn trên thế giới như Chicago (Mỹ), Caracas (Venezuela) hay Lisbon (Bồ Đào Nha)... Cứ mỗi ngày, thế giới ghi nhận thêm khoảng 700.000 người mắc bệnh, 12.000 người t‌ử von‌g do COVID-19. Số ca t‌ử von‌g vì dịch bệnh đang gia tăng trở lại, tình hình vô cùng nguy cấp tại nhiều quốc gia.

Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc cơ quan dịch bệnh khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Maria Van Kerkhove cho biết: “Đây không phải là điều mà chúng tôi muốn chứng kiến trong suốt 16 tháng đại dịch hoành hành, dù đã có các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh”.

Mặc dù chiến dịch tiêm chủng vắc-xin đang diễn ra trên khắp thế giới nhưng không đồng đều dẫn tới tiến độ trong kiểm soát dịch bệnh ở các quốc gia khác nhau. Thậm chí ngay cả những quốc gia giàu có như Pháp cũng lâm vào cuộc khủng hoảng y tế. Số ca t‌ử von‌g do COVID-19 tại Pháp là hơn 100.000 người, đứng thứ 8 thế giới dù quốc gia này đã phong tỏa toàn quốc đến lần thứ 3. Tổng thống Pháp E.Macron cho biết: “Đó là giải pháp tốt nhất để làm chậm tốc độ lây lan virus”. Hiện số trường hợp phải chăm sóc đặc biệt tại Pháp giảm nhẹ, nhưng vẫn còn 5.877 người, nhưng số ca nhập viện vẫn cao. Người phát ngôn chính phủ Pháp Gabriel Attal cho biết, khó khăn vẫn còn ở phía trước.

Gia tăng áp lực lên hệ thống y tế

Hệ thống y tế của Ấn Độ đang chịu nhiều sức ép trong bối cảnh số ca mắc và t‌ử von‌g tại nhiều địa phương liên tục đạt mức kỷ lục.

Tại thủ phủ Lucknow, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ xảy ra tình trạng bệnh nhân COVID-19 phải nằm ghép, nhiều bệnh viện từ chối bệnh nhân do không còn giường bệnh hay thiếu máy thở. Một gia đình tất cả mọi người dương tính với COVID-19 nhưng phải chờ ở nhà để được nhập viện, có người đã qua đời mà không nhận được một sự trợ giúp y tế nào. Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Arvind Kejriwal đã thừa nhận tình trạng thiếu bình ôxy, giường chăm sóc đặc biệt cũng như thuốc Remdesivir- loại thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.

Cơ sở hạ tầng y tế yếu kém cộng thêm một số lượng đột biến bệnh nhân khiến ngành y tế Ấn Độ không thể đáp ứng. Bộ trưởng Arvind Kejriwal đề ra nhiều giải pháp trong đó có khẩn cấp bổ sung khoảng 6.000 giường bệnh trong 3-4 ngày đồng thời yêu cầu các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân. Theo phán ánh của tờ National Herald India, tại các nhà tang lễ, các th‌i th‌ể xếp hàng dài chờ đến lượt để được hỏa táng.

Brazil chứng kiến số người chết cao nhất trong vòng 1 ngày kể từ khi đại dịch xảy ra, lên hơn 4.000 người, nhưng quốc gia này chưa bao giờ phong tỏa nghiêm ngặt trên toàn quốc. Chính vì thế hệ thống y tế của Brazil phải oằn mình gánh vác hậu quả đáng sợ của dịch bệnh.  Theo thống kê, ít nhất 17 bang trên toàn quốc ghi nhận tình trạng quá tải ở các phòng chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ cho biết, tình trạng thiếu giường khiến họ phải “chế” những chiếc giường bệnh bình thường thành giường chăm sóc đặc biệt để điều trị bệnh nhân nặng. Đau lòng hơn, ở nhiều bệnh viện, bệnh nhân phải điều trị trong tình trạng thiếu thuốc gây mê để đặt nội khí quản. Ủy viên Thư ký y tế Quốc gia cho biết, khoảng 1/5 số thành phố trên cả nước có nguy cơ cạn kiệt ôxy trong thời gian tới. BS. Aureo Do Carmo Filho, Khu điều trị tích cực, bệnh viện Albert Schweitzer, Brazil cho biết, ông chưa bao giờ phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn như vậy trong hàng chục năm nay, ngành y tế Brazil đang gặp khủng hoảng trầm trọng.

Mạng xã hội mới đây rúng động bởi một đoạn clip ghi lại hình ảnh một người mẹ ở Thái Lan bế đứa con mới 10 tháng tuổi nhiễm COVID-19 qua 4 bệnh viện nhưng đều bị các bệnh viện từ chối. Mặc dù Thái Lan quy định những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 phải được điều trị tại các cơ sở y tế. Hiệp hội bác sĩ nông thôn (RDS) kêu gọi chính phủ dành ngân sách để mua vật tư y tế, xe cứu thương, máy thở, dụng cụ theo dõi dấu hiệu sinh tồn... bởi một thảm họa y tế đang xảy ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật