Trung Quốc khoe tên lửa chống radar giống AGM-88 HARM của Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một đoạn video quay cảnh máy bay chiến đấu Trung Quốc cất cánh với tên lửa chống radar thế hệ mới đã được một blogger địa phương đăng tải trên Facebook.
Trung Quốc khoe tên lửa chống radar giống AGM-88 HARM của Mỹ
tiêm kích J-11BS của Trung Quốc mang tên lửa chống radar thế hệ mới

Blogger này đã đăng lên mạng xã hội một đoạn video ngắn về việc tuyển dụng phi công cho lực lượng không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Trong đó có cảnh tiêm kích J-11BS cất cánh với lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến, dưới cánh có hai tên lửa được gắn cố định.

Chuyên gia Andreas Rupprecht đã đăng một ảnh chụp màn hình phóng to video lên Twitter và cho rằng đây là tên lửa chống radar thế hệ mới của Trung Quốc, đã đi vào phục vụ gần đây.

Rupprecht viết: “Đây là lần đầu tiên một chiếc máy bay PLA J-11BS được hiển thị với các dấu hiệu nhận dạng tinh vi, nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là tên lửa mới và chưa được biết đến mà nó mang dưới cánh.

vũ khí này rất giống với tên lửa chống radar tốc độ cao AGM-88 HARM của Mỹ và một bản sửa đổi của CM-102 của Trung Quốc, được phát triển trên cơ sở tên lửa chống radar Kh-31P của Liên Xô.

Một số nhà quan sát nhận thấy sự tương đồng của nó với tổ hợp Rudram-1 của Ấn Độ được thử nghiệm vào tháng 10 năm nay. Chất lượng hình ảnh kém đã khiến các chuyên gia không thể tiến hành một nghiên cứu chi tiết hơn.

“Mặc dù không có thông tin về đặc điểm của nó, nhưng có thể dự đoán rằng đây là một loại tên lửa chống radar điển hình, có chức năng nhắm mục tiêu vào bức xạ tần số vô tuyến từ các hệ thống radar đất đối không thù địch. Thông thường vũ khí này yêu cầu tốc độ cao để đảm bảo rằng mục tiêu bị bắn trúng trước khi tắt radar", tờ The Drive viết.

Trung Quốc bắt đầu phát triển tên lửa chống radar vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, khi Nga chuyển giao cho họ tài liệu về việc chế tạo phiên bản tổ hợp Kh-31 của Liên Xô.

Hệ thống mới trong video có thể dành cho máy bay chiến đấu đa năng J-16 của Trung Quốc - một bước phát triển tiếp theo của J-11. Người ta cho rằng một số phiên bản được trang bị hệ thống tác chiến điện tử sẽ là phương tiện hàng đầu để chế áp phòng không đối phương.

Theo tác giả bài báo, điều quan trọng đối với Trung Quốc là phải có tên lửa chống radar hiện đại của riêng mình, vì các đối thủ tiềm tàng của nước này bao gồm Ấn Độ - quốc gia sở hữu hệ thống S-400 của Nga, cũng như Đài Loan - nơi chính quyền Mỹ đã phê duyệt việc nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 đều rất đáng gờm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật