Vắc-xin Covid-19 của Pfizer và BioNTech đối mặt với khó khăn

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Công ty BioNTech của Đức và công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ đã công bố giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng thành công loại vắc-xin cho thấy hiệu quả chống Covid-19 trên 90%.
Vắc-xin Covid-19 của Pfizer và BioNTech đối mặt với khó khăn
Ảnh minh họa

Mới đây, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gọi thông tin về việc thử nghiệm thành công vắc-xin Covid-19 giai đoạn ba của BioNTech có trụ sở tại Mainz và tập đoàn dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ là “tin tuyệt vời”. Đơn đăng ký vắc-xin tại Mỹ dự kiến sẽ được nộp trong tháng 11.

Công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ và đối tác công nghệ sinh học BioNTech của Đức đã công bố thực hiện thành công giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng đối với vắc-xin BNT162b2.

“Vắc-xin cho hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19 theo những phân tích đầu tiên về hiệu quả đáp ứng miễn dịch”, thông báo cho biết.

Tuy nhiên, người đứng đầu công ty dược phẩm Mỹ Pfizer, ông Albert Bourla cho biết công ty vẫn chưa biết vắc-xin này sẽ giúp duy trì khả năng miễn dịch chống lại Covid-19 trong bao lâu. Ông Albert cho biết thêm công ty tự tin rằng vắc-xin rất hiệu quả và không có lo ngại về độ an toàn của nó, nhưng cần phải chờ đợi kết quả.

Tình nguyện viên phàn nàn về tác dụng phụ của vắc-xin Pfizer

Theo Mirror, những ngư‌ời tìn‌h nguyện thử nghiệm vắc-xin mới chống Covid-19 của Mỹ Pfizer đã mô tả cảm giác khó chịu sau khi tiêm chủng. Cụ thể, hơn 43.000 người ở 6 quốc gia đã tham gia thử nghiệm vắc-xin của hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer và đối tác BioNTech của Đức.

Mirror cho biết, một số tình nguyện viên phàn nàn về những cơn đau đầu, sốt và đau nhức c‌ơ th‌ể. Những người khác cho biết cảm giác sau khi tiêm là “nôn nao nghiêm trọng” và các tác dụng phụ trở nên tồi tệ hơn sau lần tiêm thứ hai. 

Vắc-xin Pfizer khó vận chuyển

Press as‌sociation của Anh dẫn lời các chuyên gia cho rằng, vắc-xin ngừa Covid-19 được hai công ty Pfizer và BioNTech tuyên bố thử nghiệm thành công, phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ C. Do đó, tình hình này có khả năng khiến cho việc cung cấp vắc-xin gặp khó khăn.

Theo Giáo sư Gordon Dougan của Đại học Cambridge, nhiều loại vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ “khoảng gần +4 độ C hoặc thấp hơn”, nhưng không phải ở âm 70 độ C như yêu cầu của vắc-xin do Pfizer và BioNTech điều chế.

“Chúng ta có thể hình dung được chuỗi vận chuyển cung cấp loại vắc-xin này như thế nào. Điều này phụ thuộc vào thời gian kể từ sau khi vắc-xin được giao đến chỗ tiêm chủng có thể chịu được bao lâu khi bảo quản ở điều kiện nhiệt độ trong nhà hoặc gần nhiệt độ trong nhà”, giáo sư Douga nói.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi việc thử nghiệm vắc-xin thành công là tin vui, mang lại nhiều hy vọng.

Dữ liệu chính thức chưa công bố, chỉ thông báo kết quả ban đầu

Vắc-xin được phát triển bởi hai hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và của Đức, hiện đang được thử nghiệm trong một thử nghiệm lâm sàng lớn ở giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất của thử nghiệm bắt đầu từ cuối tháng 7. Pfizer cho biết thử nghiệm giai đoạn 3 đã tuyển hơn 43 nghìn ngư‌ời tìn‌h nguyện. Giai đoạn này, vắc-xin phải chứng minh là an toàn và hiệu quả trên số người tham gia thử nghiệm lớn.

Nhóm tình nguyện viên được chia thành hai nhóm: 38.955 người được tiêm vắc-xin trong hai lần tiêm và nhóm còn lại được tiêm giả dược (placebo). 7 ngày sau khi tiêm liều thứ hai và 28 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên, vắc-xin đã có dấu hiệu ban đầu.

Theo đó, kết quả phân tích tạm thời giai đoạn 3 cho thấy vắc-xin đạt hiệu quả trên 90% khi so sánh giữa số người tham gia bị nhiễm Covid-19 trong nhóm được tiêm vắc-xin và nhóm nhận giả dược.

Kết quả phân tích này được thực hiện sau khi đã có 94 người tham gia mắc Covid-19. Sau đó sẽ xác định có bao nhiêu người nhiễm được tiêm vắc-xin hoặc giả dược. Tuy nhiên, Pfizer cho biết dữ liệu này chưa được tiết lộ vì Pfizer muốn tiếp tục thử nghiệm lâm sàng đến khi xác định có 164 ca dương tính với Covid-19. Ngoài ra, dữ liệu cũng chưa được công bố trên tạp chí khoa học nào.

Theo tuyên bố, Pfizer và BioNTech dự kiến sẽ sản xuất tới 50 triệu liều vắc-xin trên toàn cầu vào năm 2020 và lên đến 1,3 tỉ liều vào năm 2021.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật