“Chung kết” trước bầu cử Tổng thống Mỹ: Khó tạo đột phá

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Màn tranh luận trực tiếp cuối cùng của hai ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Joe Biden vào sáng qua (giờ Việt Nam) nhận được nhiều khen ngợi vì không lộn xộn như vòng một. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nỗ lực thể hiện tốt của ông Trump lần này có thể là quá ít và quá muộn để có cú bứt phá cần thiết.
“Chung kết” trước bầu cử Tổng thống Mỹ: Khó tạo đột phá
Hai ông Trump và Biden trong cuộc tranh luận tối 21/10. Ảnh: AP

“Không có gì thay đổi. Ông Trump không thể hiện vụng về, nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy thắng trong màn tranh luận này”, Matthew Dowd, cựu trợ lý hàng đầu của Tổng thống George W. Bush, nói với ABC News.

Ông Trump cần thứ gì đó mang tính đột phá để vượt qua đối thủ Joe Biden, người đang dẫn trước trong các cuộc thăm dò ý kiến, ông Dowd nói rằng ông không nhìn thấy bước đột phá như vậy trong cuộc tranh luận dài 90 phút. 

Tỷ lệ dẫn trước của ông Biden, lên đến hai con số ở một số cuộc thăm dò cả nước, là quá nhiều để ông Trump dù làm tốt ở vòng này cũng bị vượt lên.

Trước khi màn đấu lần này diễn ra, nhiều nhà phân tích nhìn thấy mối tương quan giữa vị thế của ông Trump hiện nay với rủi ro mà Tổng thống Barack Obama đối mặt trong nỗ lực tìm kiếm nhiệm kỳ hai hồi năm 2012, khiến ông phải sử dụng những đáp trả mạnh mẽ và sắc bén hơn với đối thủ Mitt Romney để có thể bứt phá trong các cuộc thăm dò. Nhiều người ủng hộ khắc họa ông Trump theo cách đó, cho rằng ông Trump đã thắng đối thủ Biden, nhấn mạnh việc cựu phó tổng thống tuyên bố loại bỏ nhiên liệu hoá thạch là bước đi sai lầm nghiêm trọng.

Một số người chỉ khen ông Trump vì đã không ngắt lời đối thủ. “Việc ông Trump tự kiểm soát đã rất ấn tượng”, Allie Beth Stuckey, một nhà văn và người dẫn chương trình bảo thủ, đánh giá. Những người khác cho rằng qua màn tranh luận này, ông Biden đã củng cố hình ảnh một chính trị gia lão luyện nhưng truyền được ít cảm hứng.

Vấn đề Trung Quốc

Một trong những ẩn số lớn nhất trong cuộc tranh luận là ông Trump sẽ khiến ông Biden bối rối như thế nào khi nêu ra những chuyện con trai ông Biden theo đuổi hoạt động làm ăn ở Trung Quốc và những nơi khác. Nhưng khi nêu vấn đề này, ông Trump lại rơi vào thế phải phòng vệ vì ông Biden chất vấn ngược lại chuyện nộp thuế và bài báo gần đây của New York Times về tài khoản ở Trung Quốc thuộc về tổng thống. Ngay cả những người bảo thủ cũng công nhận rằng ông Biden đã xử lý tốt tình huống, khiến ông Trump mất thời gian giải thích vì sao ông không công bố thông tin về hoàn thuế.

“Ông Biden đã có một chiến lược khôn ngoan đối với các cáo buộc nhằm vào con trai ông bằng cách đánh vào chuyện thuế và tài khoản ngân hàng của ông Trump, và cách đó đã có tác dụng”, Rich Lowry, biên tập viên của tạp chí National Review, đánh giá.

Trong cuộc tranh luận, ông Biden cam kết nếu đắc cử, ông sẽ buộc Trung Quốc “phải cư xử theo luật quốc tế” trong lĩnh vực thương mại, đối xử với các công ty nước ngoài và hành động trên biển Đông. 

Ông Biden nói rằng Tổng thống Trump “ôm hôn những người như ông Kim Jong-un, chủ tịch Trung Quốc, ông Putin và những người khác, và ông ấy chọc ngón tay vào mắt những người bạn, những đồng minh của chúng ta”. “Chúng ta cần dựa vào những người bạn để nói với Trung Quốc: có những quy tắc cần tuân theo”, ông Biden nói về kế hoạch huy động các đồng minh của Mỹ để gây sức ép lên Bắc Kinh.

Cam kết của cựu phó tổng thống được đưa ra sau câu hỏi của người dẫn chương trình về tầm nhìn chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và cách thức hai ứng viên sẽ buộc chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho tình trạng virus corona lây lan.

Khi được người dẫn chương trình Kristen Welker đề nghị nói rõ về cam kết “buộc Trung Quốc phải trả giá” vì virus corona, ông Trump quay sang nhấn mạnh chuyện tăng thuế mà ông đã áp với Trung Quốc từ năm 2018.

 “Tôi mới mang về 28 tỷ USD cho những nông dân của chúng ta. Bạn biết người trả thuế là ai. Đó là Trung Quốc”, ông Trump nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10884
  1. Bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump lên sẵn kế hoạch ăn mừng tái đắc cử
  2. Bà Melania Trump lần đầu đi vận động tranh cử một mình trong năm 2020
  3. Hai ứng viên tổng thống Mỹ tăng cường vận động nước rút tại các bang chiến địa
  4. Bầu cử Mỹ: Tòa án Tối cao ra phán quyết có lợi cho ông Trump
  5. Những bước ngoặt hậu bầu cử Tổng thống Mỹ
  6. Bầu cử Mỹ 2020: Tổng số phiếu bầu cử sớm cao kỉ lục
  7. Quá thiếu tiền, chiến dịch tranh cử của Tổng thống cắt chi tiêu tại nhiều bang chiến địa?
  8. Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Đua tranh quyết liệt tại các bang chiến trường
  9. Bỏ phiếu sớm ở Mỹ đạt 50% tổng số phiếu bầu năm 2016
  10. Joe Biden nhận định khả năng giành chiến thắng của Donald Trump là nhờ việc hạ uy tín cuộc bầu cử
  11. Chưa từng có trong bầu cử tại Mỹ: 60 triệu cử tri bỏ phiếu sớm
  12. Bầu cử Mỹ 2020: Kỷ lục hơn 61 triệu cử tri bỏ phiếu sớm
  13. Bầu cử Mỹ: Ông Trump chế nhạo ông Biden vì quên tên đối thủ
  14. Quy trình kiểm phiếu bầu cử Mỹ năm 2020 được tiến hành ra sao?
  15. Kỷ lục 61,3 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm
  16. Bầu cử Mỹ 2020: Ông Biden “lộ” sơ hở, hai đối thủ bám đuổi sát nút ở Gerogia
  17. Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu năm nay sẽ diễn ra như thế nào?
  18. Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc đua gay cấn giữa hai đảng vào Thượng viện Mỹ
  19. Phe ông Trump chi tiêu lãng phí gần 1 tỷ USD dẫn tới ‘cạn tiền’
  20. Ông Putin ‘bênh vực’ con trai ứng viên Joe Biden giữa lùm xùm làm ăn bất chính
  21. Bầu cử Mỹ 2020: Tự nhận “hơi mê tín”, ông Biden thận trọng về khả năng trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng
  22. Bắc Kinh trông đợi một “khởi đầu mới” dù ông chủ mới của Nhà Trắng là ai
Video và Bài nổi bật