3 bộ phim “Trói buộc yêu thương”, “Vua bánh mì”, “Yêu trong đau thương”: Làm quá mất hay?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc đẩy kịch tính câu chuyện để thu hút khán giả là điều cần thiết, tuy nhiên Trói buộc yêu thương, Vua bánh mì, Yêu trong đau thương liệu đang làm quá dẫn đến phản tác dụng?
3 bộ phim “Trói buộc yêu thương”, “Vua bánh mì”, “Yêu trong đau thương”: Làm quá mất hay?
Trói buộc yêu thương, Vua bánh mì, Yêu trong đau thương đang đẩy kịch tính quá đà. Ảnh: Cắt phim

Nhiều kịch tính... quá đà

Tác phẩm "Yêu trong đau thương" là bộ phim lấy bối cảnh xưa hiếm hoi trên màn ảnh nhỏ. Sau thành công của "Tiếng sét trong mưa", bộ phim được kì vọng sẽ "nối ngôi" của tác phẩm ăn khách này. Nhưng hiện tại tác phẩm vẫn chưa có nhiều đột phá.

Bộ phim đi hơn nửa chặng đường và có không ít kịch tính xảy ra. Trong đó phải kể đến việc Hương Thảo (Bella Mai thủ vai) phát hiện chồng mình ngoại tình với ca sĩ phòng trà. Tuy nhiên, kịch tính này lại được giải quyết theo hướng hơi quá đà khiến khán giả hụt hẫng. Nhất là phân đoạn khi Hương Thảo vạch tội chồng thì mẹ ruột của người chồng là bà Hai (NSND Kim Xuân đóng) biết được chuyện đã uất nghẹn, không chịu nổi mà... qua đời. Phân cảnh này tuy không phải là không thể xảy ra ở đời thực, nhưng nó giải quyết hơi quá và đứt đoạn khiến người xem cảm thấy khó chịu.

Yêu trong đau thương. Ảnh: Cắt phim

Cùng chung phân cảnh này, "Vua bánh mì" phiên bản Việt trước đó cũng có chuyện bà nội (NSƯT Lê Thiện đóng) cũng tức tưởi mà qua đời sau khi phát hiện ra con dâu của mình đang ngoại tình.

Vua bánh mì bản Việt. Ảnh: Cắt phim

Việc xây dựng tình huống về cái chết của bà nội trong "Vua bánh m"ì phiên bản Việt hay bà Hai trong "Yêu trong đau thương" bị khán giả đánh giá là vô lý. Nhiều ý kiến của khán giả cho rằng các bộ phim này dường như "chọn một cách kết thúc" cho nhân vật chứ không giải quyết triệt để tình huống, câu chuyện.

Trong tác phẩm "Trói buộc yêu thương" hiện đang phát sóng, nhiều khán giả theo dõi đang chứng kiến màn đối đầu của các thành viên trong một gia đình, đặc biệt là cục diện giữa mẹ ruột và các con.

Tuy nhiên, phim vẫn còn nhiều phân cảnh xử lí chưa khéo léo, nhất là các đoạn hội thoại của các nhân vật bị làm quá. Điển hình như câu nói của một người con ruột nói với mẹ trong phim: "Nếu mẹ không cho con sống cuộc đời con muốn thì mẹ cũng không sống được cuộc đời mẹ muốn"....

Dẫu biết mục đích của biên kịch "Trói buộc yêu thương" mong muốn truyền tải đến khán giả xem một câu chuyện về việc cha mẹ áp đặt con cái nhưng vô tình lại khiến những người con khó chịu, không được tự do. Tuy nhiên, những phân đoạn hội thoại, kịch tính quá đà như vậy lại dễ khiến tác phẩm gây tranh cãi, khó truyền tải thông điệp nhân văn.

Trói buộc yêu thương. Ảnh: Cắt phim

Kịch tính cần dùng đúng chỗ

Kịch tính trong phim bao giờ cũng là yếu tố hấp dẫn khán giả. Tuy nhiên, việc đẩy kịch tính hợp tình, hợp lí mới là điều khiến khán giả quan tâm và dễ chịu khi xem phim. Có những tác phẩm không cần quá nhiều kịch tính nhưng vẫn để lại cho khán giả nhiều bài học hay.

Trong khi đó, một số tác phẩm lại lạ‌m dụn‌g kịch tính thì vô tình phản tác dụng. Ngoài 3 tác phẩm kể trên thì Gạo nếp gạo tẻ phần 2 cũng từng rơi vào tình huống tương tự khi đạo diễn đẩy quá đà kịch tính khiến phim không nhận được sự quan tâm của khán giả.

Trong khi đó cũng là những mâu thuẫn về gia đình nhưng bằng cách truyền tải nhẹ nhàng, hợp tình hợp lý các kịch tính đã khiến tác phẩm Về nhà đi con phát trước đó chinh phục được khán giả.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật