Nghiên cứu mới: Trẻ sơ sinh bú bình có thể nuốt phải hàng triệu hạt vi nhựa mỗi ngày

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc tiệt trùng và tiếp xúc với nước nóng là tác nhân lớn nhất khiến bình sữa thải ra lượng vi nhựa cao.
Nghiên cứu mới: Trẻ sơ sinh bú bình có thể nuốt phải hàng triệu hạt vi nhựa mỗi ngày
Trẻ sơ sinh bú bình có thể nuốt phải hơn 1 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày

Việc hạn chế rác thải nhựa từ lâu đã được nhiều người chú ý, nhưng có điều em vẫn thắc mắc là nếu bình sữa cho các bé cũng làm từ nhựa thì sao, có gây nguy hiểm cho bé hay không. Bởi bây giờ mọi người cũng hạn chế mua đồ ăn về bỏ trong bao, hay hộp nhựa, vì nhiệt độ nóng có thể gây ảnh hưởng đến thức ăn đựng trong nhựa.

Một nghiên cứu mới cho thấy trẻ trong độ tuổi đang bú và bú bình đang nuốt hàng triệu hạt vi nhựa mỗi ngày khi bú bình, theo báo cáo được đánh giá là bước ngoặt của các nhà khoa học trong nỗ lực tăng cường sự hiểu biết về mức độ con người bị phơi nhiễm hạt nhựa siêu nhỏ.

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng bình sữa cho trẻ sơ sinh có chứa một loại nhựa gọi là polypropylene, có thể giải phóng vi nhựa trong quá trình pha sữa. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nhiệt và sự giải phóng vi nhựa. Nhưng vẫn chưa rõ liệu việc ăn phải hạt vi nhựa có gây hại cho sức khỏe trẻ sơ sinh hay không.

Giáo sự John Boland tại Đại học Trinity College Dublin ở Ireland và các đồng nghiệp của ông đã đo vi nhựa được giải phóng trong quá trình pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh trong các bình sữa làm bằng nhựa polypropylene, họ ước tính chiếm gần 69% các loại bình như vậy có sẵn trên thị trường.

Các nhà nghiên cứu đã làm sạch và tiệt trùng bình sữa mới (được làm bằng polypropylene - loại nhựa được dùng nhiều nhất để làm vật dụng đựng thực phẩm), để khô và sau đó đổ vào nước tinh khiết đã được đun nóng đến 70 ° C, nhiệt độ được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị để pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh.

Sau khi đặt các chai lên máy lắc cơ học trong một phút để bắt chước quy trình pha sữa , Boland và nhóm của ông đã lọc nước và phân tích nó dưới kính hiển vi. Họ phát hiện ra rằng các chai đã rò rỉ trung bình 4 triệu hạt vi nhựa mỗi lít vào nước bên trong bình, với phạm vi từ 1 đến 16 triệu hạt mỗi lít.

Boland nói: “Chúng tôi rất ngạc nhiên về số lượng. Dựa trên nghiên cứu đã được thực hiện trước đây về sự suy thoái của nhựa trong môi trường, chúng tôi đã nghi ngờ rằng số lượng này sẽ là không nhỏ, nhưng tôi không nghĩ rằng nó cao đến mức này”

Chưa thể khẳng định ăn phải hạt vi nhựa có gây hại cho trẻ sơ sinh hay không

Bình sữa nhựa giải phóng trung bình 4 triệu hạt vi nhựa mỗi lít vào sữa bột trẻ em trong quá trình pha chế, nhưng vẫn chưa rõ liệu việc ăn phải hạt vi nhựa khi bú bình có gây hại cho sức khỏe trẻ sơ sinh hay không.

Theo nghiên cứu, việc tiệt trùng và tiếp xúc với nước nóng là tác nhân lớn nhất khiến bình sữa thải ra lượng vi nhựa cao, từ mức 0,6 triệu hạt/lít ở nhiệt độ trung bình 25 độ C lên 55 triệu hạt/lít ở nhiệt độ 95 độ C.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng không có đủ dữ liệu về hậu quả của vi nhựa đối với sức khỏe trẻ sơ sinh và nói rằng họ không muốn làm cha mẹ lo lắng.

Giáo sư John Boland cho biết thêm “Khi chúng tôi nhìn thấy những kết quả này trong phòng thí nghiệm, chúng tôi nhận ra ngay tác động tiềm tàng mà chúng có thể có. Tuy nhiên chúng tôi không có đầy đủ thông tin về những hậu quả tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe trẻ sơ sinh. Chúng tôi đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách đánh giá lại các hướng dẫn hiện hành về pha sữa công thức khi sử dụng bình sữa nhựa cho trẻ sơ sinh.”

Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu

Các nhà khoa học nhận thấy rằng có thể giảm thiểu nguy cơ ăn phải nhựa vi hạt bằng cách thay đổi các phương pháp thực hành xung quanh việc khử trùng và pha chế sữa công thức.

Trong nghiên cứu được công bố trên Nature Food, các tác giả đã sử dụng những dữ liệu này để mô hình hóa khả năng tiếp xúc toàn cầu của trẻ sơ sinh với vi nhựa. Họ ước tính rằng, trung bình, trẻ sơ sinh tiếp xúc với 1,6 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày trong 12 tháng đầu đời khi được cho bú bằng bình làm từ polypropylene.

Họ cũng nhận thấy mô hình tiếp xúc hạt vi nhựa thay đổi theo khu vực, trẻ sơ sinh ở Châu Phi và Châu Á có khả năng tiêu thụ thấp nhất trong khi trẻ sơ sinh ở Châu Đại Dương, Bắc Mỹ và Châu Âu có khả năng tiêu thụ hạt vi nhựa cao nhất.

Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào sự tiếp xúc của con người với vi nhựa và nano thông qua việc chuyển từ đại dương và đất vào chuỗi thức ăn do sự suy thoái của nhựa trong môi trường. Nghiên cứu mới này chỉ ra rằng việc sử dụng các sản phẩm nhựa hàng ngày là một nguồn giải phóng vi nhựa quan trọng, có nghĩa là chúng ở xung quanh chúng ta.

Cần đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người

Theo các nhà nghiên cứu, tìm hiểu số phận và sự vận chuyển của các hạt vi nhựa qua c‌ơ th‌ể sau khi ăn là trọng tâm quan trọng của nghiên cứu trong tương lai. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy con người hấp thu lượng lớn hạt vi nhựa. Việc xác định hậu quả tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe rất quan trọng đối với việc quản lý ô nhiễm vi nhựa.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, trước việc trẻ sơ sinh bú bình có thể nuốt hạt vi nhựa mỗi ngày, để giảm lượng vi nhựa đi vào c‌ơ th‌ể trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu cho rằng các phụ huynh có thể áp dụng một số bước đơn giản như rửa bình hoặc tiệt trùng bình bằng nước khử trùng lạnh, pha sữa bằng vật dụng không làm bằng nhựa trước khi đổ vào bình sữa thường, dùng bình thủy tinh, nuôi con bằng sữa mẹ...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật