Nga công bố kết quả đợt tiêm vaccine nCoV

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dữ liệu đợt tiêm vaccine Sputnik V đầu tiên cho thấy an toàn, tạo phản ứng miễn dịch, song chưa đủ để kết luận có thể giúp phòng, chống nCoV.
Nga công bố kết quả đợt tiêm vaccine nCoV
Vaccine Covid-19 của Nga đang được sản xuất để thử nghiệm tại viện Nghiên cứu Quốc gia Gamaleya ở Moscow vào tháng trước. Ảnh: Reuters.

Một nhóm các nhà khoa học Nga vừa công bố báo cáo đầu tiên về vaccine Covid-19 của họ. Bản báo cáo dấy lên nhiều tranh cãi, nhận những chỉ trích vì quyết định phê duyệt sử dụng vaccine mới của Tổng thống Vladimir Putin, trước khi các thử nghiệm lâm sàng chứng minh nó an toàn và hiệu quả kết thúc.

Trong một nhóm nhỏ tình nguyện viên, các nhà khoa học phát hiện vaccine của Nga tạo ra một lượng kháng thể chống lại Covid-19 ở mức độ khiêm tốn, trong khi chỉ gây ra các tác dụng phụ nhẹ. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra rằng liệu những người được tiêm chủng có nguy cơ bị nhiễm bệnh thấp hơn những người không tiêm hay không.

Thử nghiệm lâm sàng trên người mà Nga thực hiện chỉ được xem là giai đoạn I và II. Quy mô các cuộc thử nghiệm này khá nhỏ, chỉ có 40 tình nguyện viên tiếp nhận vaccine đầy đủ với cả hai loại adenovirus. Không ai được tiêm giả dược. Trong khi công ty CanSinoBio của Trung Quốc đã chạy thử nghiệm giai đoạn I và II với 382 người được tiêm vaccine, 126 người khác được dùng giả dược. Điều đó cho thấy thử nghiệm của Nga có quy mô chưa bằng các đơn vị khác.

Thêm vào đó, dựa trên số liệu trong báo cáo mới nhất, các chuyên gia nhận định mức độ kháng thể trung hòa do vaccine Covid-19 của Nga tạo ra thấp hơn so với "ứng viên" của AstraZeneca và Moderna. Đây cũng là hai hãng dược sở hữu "ứng viên" tiến xa nhất trong các thử nghiệm lâm sàng.

John Moore, một nhà virus học tại Weill Cornell Medicine ở New York, người không tham gia vào nghiên cứu, nói rằng còn quá sớm để đưa ra bất kỳ so sánh có ý nghĩa nào giữa các loại vaccine Covid-19 với nhau. Mỗi nhóm sử dụng các xét nghiệm khác nhau để đo mức độ kháng thể. Và mỗi nhóm bệnh nhân hồi phục mà họ nghiên cứu huyết tương dưỡng bệnh có thể có các mức kháng thể khác nhau.

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng không thể phủ nhận là không có thử nghiệm giai đoạn I và II nào có thể chứng minh khả năng phòng vệ chống lại Covid-19. Để chứng minh được hiệu quả đó, đòi hỏi phải có bước thử nghiệm giai đoạn III. Trong đó một số lượng lớn tình nguyện viên được tiêm vaccine thật hoặc giả dược. Thử nghiệm giai đoạn III cũng có thể hé lộ các tác dụng phụ có hại mà trước đó đã bị bỏ qua trong những nghiên cứu sơ bộ nhỏ.

Naor Bar-Zeev, Giáo sư tại Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg cho biết: "Nhận xét về mặt khoa học, có vẻ như vaccine của Nga cho kết quả tốt hơn dự đoán. Tuy nhiên, không ai biết liệu Sputnik V có an toàn và hiệu quả hay không cho đến khi các thử nghiệm lớn hơn hoàn thành. Chúng ta nên hoan nghênh vaccine Covid-19 của Nga nếu nó thành công và làm điều tương tự nếu có bất kỳ ’ứng viên’ nào khác làm được điều đó. Song, việc phê duyệt bắt buộc phải thực hiện nghiêm ngặt như nhau, không có ngoại lệ".

Tiến sĩ Bar-Zeev cho biết thêm rằng các thử nghiệm giai đoạn III có thể mất nhiều tháng để mang lại kết quả rõ ràng. Thậm chí sau đó chúng phải được xem xét cẩn thận trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc sử dụng rộng rãi vaccine.

Vào tháng 8, ông Putin đã tuyên bố rằng vaccine Covid-19 của Nga - Sputnik "hoạt động đủ hiệu quả" để được phê duyệt. Vị Tổng thống khẳng định việc chấp thuận sử dụng "ứng viên" này là một bước đi rất quan trọng đối với Nga nói riêng và thế giới nói chung.

Song, phản ứng của các nhà nghiên cứu khác lại trái ngược. Họ đã phủ nhận quyết định này, đồng thời cho rằng không có dữ liệu nào được công bố về vaccine đủ cứng rắn để chứng minh nó đủ chuẩn để đưa vào sử dụng. Ngoài ra, các nhà phê bình cũng chỉ ra rằng Nga vẫn chưa thực hiện một cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn trên hàng chục nghìn người để chứng minh rằng một loại vaccine hoạt động an toàn.

Vaccine của Nga dựa trên công nghệ vector, từng được sử dụng trong điều chế vaccine Ebola và MERS. Các nhà khoa học sử dụng đoạn mã gen chứa protein của nCoV, "gắn" vào virus cảm lạnh vô hại và tiêm chúng cho người dùng. c‌ơ th‌ể từ đó nhận diện, làm quen với mầm bệnh và tạo phản ứng miễn dịch.

Một số "ứng viên" vaccine Covid-19 cũng được phát triển theo hướng tương tự, đang được thử nghiệm bởi một số nhóm khác bao gồm AstraZeneca, CanSinoBio và Johnson & Johnson.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật