Phụ huynh TQ gặp khó vì trường tuyển sinh kiểu xổ số, rút thăm

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với cách tuyển sinh theo hình thức rút thăm, nhiều người cho rằng không cần phải ép con cái học thêm hay ôn luyện cực nhọc vì tất cả đều dựa vào may mắn.
Phụ huynh TQ gặp khó vì trường tuyển sinh kiểu xổ số, rút thăm
Nhiều phụ huynh lo lắng với cách tuyển sinh ngẫu nhiên như vậy.

Tháng 5-6 là thời điểm khá căng thẳng đối với các phụ huynh có con học cấp 3 ở Trung Quốc. Khoảng thời gian này được ví như “ngồi trên đống lửa” vì kỳ thi tuyển sinh đại học (gaokao) khắc nghiệt.

Cùng lúc đó, những cha mẹ có con nhỏ cũng thấp thỏm không kém vì ngày càng nhiều thành phố phân bổ học sinh mẫu giáo, tiểu học và cấp 2 thông qua kết quả xổ số.

Tại Trung Quốc, không phải trường công lập nào cũng bình đẳng. Đất nước tỷ dân có xu hướng phân tầng các cơ sở giáo dục, dẫn đến sự chênh lệch kết quả giữa trường có nguồn tài trợ “khủng” và các trường còn lại. 

Sự bất cập trong việc tuyển sinh đã tạo ra cuộc chạy đua khốc liệt của các ông bố, bà mẹ để chọn trường học tốt nhất cho con.

Cuộc đua “chạy trường”

Sự cạnh tranh này gây ra nhiều luồng tranh cãi trong xã hội, đặc biệt khi nó ủng hộ những người có lợi thế về tài chính.

Không chỉ vâỵ, chính sách “đến trước, nhận trước” dẫn đến tình trạng phụ huynh dựng lều trước ngày nhập học một tuần để nộp đơn cho con.

Nhiều thành phố thậm chí phân bổ các điểm tuyển sinh dựa trên khoảng cách địa lý, giá nhà đất ở gần các trường học chất lượng. Điều này khiến các gia đình có điều kiện kinh tế kém hơn bị động trong việc chọn trường.

Cuộc đua "chạy trường" cho con luôn là chủ đề gây tranh cãi tại Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

Những cuộc tranh luận này ngày càng trở nên gay gắt ở các thành phố lớn. Khi các căn hộ siêu nhỏ ở những khu trường học hàng đầu tại Bắc Kinh được bán với giá hàng triệu nhân dân tệ, chính quyền địa phương đã quyết định quay trở về phương án cũ và cơ bản nhất, đó là bốc thăm.

Hệ thống này đã dần được áp dụng ở nhiều nơi khác, bao gồm các thành phố nhỏ như Sán Đầu ở miền Nam Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không tán thành với phương án này vì lo lắng cho chất lượng học tập của con trong ngôi trường tương lai. Ở đất nước tỷ dân, giáo dục được coi là con đường hiếm hoi dẫn đến cơ hội đổi đời cho bất kỳ ai.

Quan điểm thành công đến từ sự chăm chỉ chứ không phải may mắn vẫn là yếu tố cốt lõi trong việc nuôi dạy con của hầu hết ông bố, bà mẹ tại nước này.

Phương án quay số chọn học sinh gây ra nhiều rủi ro cho hệ thống giáo dục Trung Quốc.

Đối với những bậc cha mẹ đã đầu tư nhiều tiền vào việc học cho con hoặc con đã giỏi sẵn, quay số ngẫu nhiên là một phương án không thể chấp nhận được.

Nhiều người còn tỏ ra thất vọng hơn khi không phải tất cả trường hàng đầu đều phân bổ qua hệ thống quay số.

Ví dụ, một số cơ sở chỉ nhận con của công chức và giáo viên đại học.

Tháng 6 vừa qua, một phụ huynh đã để lại lời nhắn trên bảng tin trực tuyến, bày tỏ thắc mắc tại sao một số trường công lập không tham gia vào chương trình tuyển sinh chung. Câu hỏi này sau đó không nhận được phản hồi chính thức, theo Sixth Tone.

Tuyển sinh dựa trên may mắn

Theo nghiên cứu của Zhou Wang, phó giáo sư tại Đại học Nam Đài, nhiều cơ quan chính phủ và tổ chức công lập đã xây dựng các hệ thống trường học dành riêng cho con cái của cán bộ, nhân viên.

Tại hòn đảo phía nam của tỉnh Hải Nam, chính quyền địa phương đã quảng cáo các quyền lợi tại những "trường điểm" như một cách để thu hút nhân tài đến khu vực này.

Với những khó khăn hiện tại, những người hy vọng việc tuyển sinh theo "kiểu xổ số" sẽ được loại bỏ có thể sẽ còn thất vọng lâu dài.

"Nếu bạn có ý tưởng hay hơn, hãy cho chúng tôi biết” là tâm lý chung của các nhà chức trách mà ông Wang từng trao đổi.

Việc giành được tấm vé vào đại học hàng đầu luôn là mục tiêu hướng đến của nhiều học sinh, phụ huynh.

Theo ông Wang, Trung Quốc luôn theo đuổi các mục tiêu giáo dục cơ bản như tỷ lệ đậu vào đại học là niềm tự hào của cả địa phương.

Nhưng với nguồn lực hạn chế, các địa phương thường chủ yếu đầu tư cho một vài trường nhằm đào tạo học sinh giỏi nhất để thi vào những trường cấp 3, đại học hàng đầu. Do vậy, giáo viên phải giao nhiều bài tập về nhà cho học sinh và buộc chúng học 18 tiếng/ngày.

Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý giáo dục đã tìm cách hạn chế áp lực này thông qua lệnh giảm khối lượng bài tập về nhà, cấm dạy trước chương trình học, sắp xếp lịch thi quá dày đặc, công bố điểm số và thứ hạng của học sinh.

Thu hẹp khoảng cách giữa các trường trong khu vực là vấn đề được quan tâm tại xứ tỷ dân. Ảnh: Pinterest.

Họ cũng tìm ra nhiều phương án để thu hẹp khoảng cách giữa các trường hàng đầu và trường kém ưu tú hơn bằng cách yêu cầu luân chuyển giáo viên thường xuyên, cải thiện việc phân bổ học sinh giỏi đồng đều hơn trong toàn hệ thống.

Tuy nhiên, những sáng kiến này đã chỉ đạt được thành công một cách khiêm tốn. Việc luân chuyển giáo viên không được ưa chuộng, chỉ kéo dài một năm và số lượng quá ít nên không có tác động thực sự. Mặt khác, các bậc cha mẹ cũng phản đối việc thay đổi quy tắc giao bài tập vì có thể gây bất lợi cho con họ trong kỳ thi tuyển sinh đại học.

Sau tất cả, mọi ông bố, bà mẹ đều mong muốn con mình thành công. Theo ước tính sơ bộ của ông Wang, chỉ có khoảng 10% thí sinh may mắn trong các cuộc rút thăm tuyển sinh.

Cha mẹ của những thí sinh không được nhận chỉ còn cách cam chịu, nhưng họ cũng không quá cực đoan.

"Có thể con tôi không vào được trường tốt, nhưng tôi vẫn mong cháu học hành chăm chỉ để chuẩn bị cho các kỳ thi trung học và đại học", một phụ huynh chia sẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật