Giới trẻ tạo ‘màn chắn xanh’ giúp miền Tây khỏi xâm nhập mặn thế nào?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Rất nhiều người trẻ quan tâm và muốn làm gì đó cho ĐBSCL, nhưng họ lại chưa hiểu vai trò của rừng ngập mặn”, chị Huyền Đỗ - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia cho biết.
Giới trẻ tạo ‘màn chắn xanh’ giúp miền Tây khỏi xâm nhập mặn thế nào?
Xâm nhập mặn khiến cuộc sống người miền Tây càng trở nên khó khăn. Ảnh: Lê Quân

Xem Video: Tăng cường công tác ứng phó với xâm nhập mặn

Là chuyên gia có nhiều năm công tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chị Huyền Đỗ đã sớm dự đoán về tình hình xâm nhập mặn nghiêm trọng đầu năm nay từ tháng 10/2019, trong một chuyến công tác đến vườn quốc gia Tràm Chim và nhận thấy lượng nước rất ít, dù đang là mùa nước nổi.

“Thực ra, đợt xâm nhập mặn năm nay ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là kỷ lục, hàng trăm năm mới xảy ra một lần. Tuy nhiên, thiên tai này sẽ càng ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến rất nhiều người”, chị Huyền cảnh báo.

Nguyên nhân và hậu quả của xâm nhập mặn tại miền Tây

Vị chuyên gia chỉ ra nguyên nhân chính gây xâm nhập mặn là hiện tượng El Nino, khiến thời tiết khô hạn, lượng mưa thấp. Ngoài ra, hàng chục con đập của các quốc gia láng giềng ở thượng nguồn sông Mekong không chịu mở cửa xả nước xuống hạ nguồn, nên lượng nước ngọt đổ về miền Tây càng ít hơn. Từ đó, nước tràn vào đất liền sẽ chỉ toàn là nước mặn, có những chỗ ngập sâu hơn 100 km.

Một nguyên nhân khác bắt nguồn từ chính người dân, khi họ xây những con đê để ngăn không cho nước lũ vào đồng ruộng của mình, nhưng đồng thời chặn cả nước mưa trên thượng nguồn. Vì nước vào không đủ, nên khi mùa khô đến, nước mặn tràn vào mà không được thấm với nước ngọt, khiến hạn mặn càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, chuyên gia cũng nhấn mạnh việc suy giảm diện tích rừng phòng hộ ven biển đã làm giảm khả năng ngăn nước mặn xâm nhập.

Xâm nhập mặn khiến cuộc sống của hàng triệu hộ dân tại miền Tây trở nên khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh nghèo đói. “Tôi từng chứng kiến nhiều phụ nữ ngồi khóc trên cánh đồng, xung quanh là đồng lúa chết héo vì mặn khi đã sắp đến kỳ thu hoạch”, chị Huyền nhớ lại. Vị chuyên gia cho biết, theo thống kê, khoảng 80.000 ha hoa màu, cây trái, ruộng lúa bị ảnh hưởng trong đợt xâm nhập mặn kỷ lục vừa qua tại miền Tây.

Ông Tuấn Nam (46 tuổi) - một nông dân tại Cà Mau kể lại: “Không chỉ hoa màu, xâm nhập mặn còn khiến chúng tôi bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Điều kiện vệ sinh không đảm bảo nên dịch bệnh cũng dễ phát triển và xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khoẻ bà con. May mắn có nhiều tổ chức và cá nhân cả nước giúp đỡ nên chúng tôi cũng bớt được phần nào khó khăn”.

Ngoài ra, khi ao hồ bị khô cạn, nhiễm mặn, cá tôm cũng chết hàng loạt, khiến năng suất thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trồng rừng phòng hộ ven biển tạo “màn chắn xanh” cho miền Tây

Chị Huyền Đỗ cho biết, có rất nhiều giải pháp để cứu lấy miền Tây khỏi xâm nhập mặn. Những việc mang tầm vĩ mô đã có cơ quan quản lý cấp Nhà nước thực hiện. Về phần người dân, đặc biệt là giới trẻ - những người khoẻ mạnh nhất và chịu tác động nhiều nhất từ biến đổi khí hậu, hoàn toàn có thể góp sức mình bằng cách trồng cây và kêu gọi mọi người xung quanh trồng cây.

“Khi Gaia gây quỹ trồng rừng ủng hộ nông dân Cà Mau đợt tháng 3 vừa qua, hàng nghìn người đã chung tay đóng góp, trong đó có rất nhiều người trẻ. Chúng tôi vui mừng khi giới trẻ đã quan tâm hơn đến môi trường và muốn góp sức bảo vệ sinh thái”, vị chuyên gia cho biết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn trẻ gửi tin nhắn về fanpage của Gaia để thắc mắc những câu như “Tại sao phải trồng rừng ngập mặn để chống xâm nhập mặn?”. Từ đó cho thấy, giới trẻ mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết những hậu quả có thể nhìn được bằng mắt thường, nhưng chưa hiểu sâu hơn về vấn đề cốt lõi. Chị Huyền và tổ chức của mình đặt mục tiêu nâng cao hơn nữa nhận thức của người trẻ về vấn đề này trong tương lai gần.

Sự chung tay của người dân cùng những chiến dịch trồng rừng tiêu biểu như của OMO được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện tình trạng xâm nhập mặn tại miền Tây. Ảnh: Lê Quân

Vị chuyên gia cũng cho biết, sắp tới Gaia sẽ đồng hành cùng nhãn hàng OMO trong hoạt động trồng rừng Bến En (Thanh Hoá), diễn ra trong tháng 8. Đây là một phần của chiến dịch Lấm bẩn vì những màn chắn xanh Việt Nam mà OMO triển khai năm nay. “Chúng tôi đặt mục tiêu trồng 10 ha rừng mới cho Bến En, hiện đã triển khai được 5 ha. Sắp tới, chúng tôi sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra”, chị Huyền nói thêm.

Nhận xét về chiến dịch Lấm bẩn vì những màn chắn xanh Việt Nam, giám đốc Gaia đánh giá cao mục tiêu của chiến dịch, khi không chỉ cố gắng tạo nên những “màn chắn xanh” trải dài khắp cả nước, từ Hà Nội đến tận miền Tây, mà hãng còn muốn thay đổi nhận thức của người trẻ, kêu gọi mọi người đừng chỉ hô hào trên mạng, mà hãy thực sự xắn tay áo, sẵn sàng lấm bẩn để bảo vệ rừng phòng hộ cho người dân miền Tây nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó, bạn đã trực tiếp giúp cuộc sống của người “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” bớt khó khăn.

“Việc trồng được bao nhiêu cái cây đôi khi không quan trọng bằng thay đổi nhận thức về môi trường của cả một thế hệ”, chị Huyền phân tích.

Ngoài rừng Bến En, cũng trong tháng 8, OMO lên kế hoạch trồng rừng phòng hộ dọc đê biển Tân Thành, tỉnh Tiền Giang. Chương trình được phối hợp cùng Hội đồng đội Trung ương và người dân địa phương, hứa hẹn củng cố thêm cho hàng phi lao bảo vệ đê biển, phòng chống xâm nhập mặn nơi đây.

Thông qua chiến dịch Lấm bẩn vì những màn chắn xanh Việt Nam, người tiêu dùng còn có thể trực tiếp đóng góp cho các cánh rừng tại Việt Nam, bằng cách mua sản phẩm OMO tại hệ thống siêu thị Coopmart. Với mỗi sản phẩm đã mua, bạn sẽ đóng góp 5.000 đồng vào quỹ Vững vàng Việt Nam của Công ty TNHH Quốc tế Unilever.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật