Số bệnh nhi mắc bệnh tay-chân-miệng tăng mạnh

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tuần qua toàn tỉnh ghi nhận 17 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng(TCM). Đây là tuần có số ca mắc TCM cao nhất từ đầu năm đến nay.
Số bệnh nhi mắc bệnh tay-chân-miệng tăng mạnh
Bác sỹ khám cho một trẻ bị TCM đang điều trị tại bệnh viện Sản-Nhi Hà Nam.

Xem Video: Cảnh báo số ca nhập viện vì bệnh Tay chân miệng tăng 5 lần

//

Theo bác sỹ Chuyên khoa 1 Vũ Thị Hảo, Trưởng Khoa Khám bệnh, bệnh viện Sản-Nhi tỉnh, 2 tuần trở lại đây số bệnh nhi đến viện được chẩn đoán mắc TCM tăng mạnh. Bình quân mỗi ngày Khoa Khám bệnh khám cho 15-20 bệnh nhi, một nửa trong số này phải nhập viện điều trị, những cháu còn lại nhẹ hơn được cho thuốc về nhà điều trị ngoại trú. 

Bác sỹ Đinh Đăng Huy-Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, bệnh viện Sản-Nhi Hà Nam cho biết: hiện bình quân một ngày khoa tiếp nhận 5-6 bệnh nhân mới. Tuần trước khoa có 25 bệnh nhi TCM, tuần này gần 20 ca. bệnh nhi mắc chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Rất may là hầu hết các bậc phụ huynh đều cho con đến viện sớm, các bác sỹ đã có nhiều kinh nghiệm trong điều trị nên không có trường hợp nào bị biến chứng. 

Cũng theo bác sỹ Huy, khi bị mắc TCM trẻ có các triệu chứng: trên da lòng bàn tay, bàn chân xuất hiện các chấm mụn có mủ hoặc không có. Khi đến bệnh viện bác sỹ khám trong họng bệnh nhi có nốt chấm loét có mủ. Có những cháu không có nốt mụn phát bên ngoài nhưng khi đến viện khám vẫn bị mắc TCM bởi trong họng có nốt chấm loét có mủ. 

bệnh TCM nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: gây viêm màng não, viêm cơ tim, biến chứng về thần kinh, có thể để lại di chứng suốt đời hoặc t‌ử von‌g. 

bệnh TCM rất dễ lây. Theo bác sỹ Huy, phòng bệnh bằng cách vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho em bé, người tiếp xúc với em bé, vệ sinh nơi ở. Khi có trường hợp nghi ngờ bị bệnh TCM phải cách ly, không để tiếp xúc với trẻ. 

Hiện tại các ca TCM xuất hiện trên địa bàn tỉnh nhiều nhưng không tập trung ở địa phương nào, không có ổ dịch. Tại bệnh viện Sản-Nhi các bệnh nhân TCM được đưa vào các phòng cách ly để tránh lây chéo bệnh sang các bệnh nhi điều trị các bệnh khác.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật