Xử lý người đứng đầu nơi có nhiều vụ trẻ bị xâ‌ּm hạ‌ּi

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chiều 19-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, Pháp Luật về phòng, chống xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em.
Xử lý người đứng đầu nơi có nhiều vụ trẻ bị xâ‌ּm hạ‌ּi
Vụ cha đánh đập dã man con ruột sáu tuổi ở Sóc Trăng mới đây gióng lên hồi chuông về Pháp Luật phòng, chống xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em. (Ảnh cắt từ clip)

Nghị quyết đánh giá hệ thống chính sách, Pháp Luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và phòng, chống xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em nói riêng được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, kịp thời. Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ bị xâ‌ּm hạ‌ּi và trẻ em bị xâ‌ּm hạ‌ּi được chú trọng hơn.

Chế tài chưa bảo đảm tính răn đe

“Các vụ việc, vụ án xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em cơ bản được xử lý kịp thời, nghiêm minh, góp phần phòng ngừa vi phạm, tội phạm xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em” - nghị quyết nêu rõ. Tuy nhiên, Quốc hội (QH) cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, Pháp Luật về phòng, chống xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em còn một số hạn chế, bất cập. Đáng chú ý, chế tài quy định trong một số nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến phòng, chống xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em còn nhẹ, chưa bảo đảm tính răn đe. B.L đối với trẻ em xảy ra trong gia đình ít được phát hiện, xử lý. Cạnh đó, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là yêu cầu bức thiết nhưng Pháp Luật quy định chưa đầy đủ, kịp thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ em bị xâ‌ּm hạ‌ּi.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em ở một số địa phương chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, hiệu quả chưa cao. “Trong thời gian tới, nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì tình hình xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em sẽ vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng” - nghị quyết nêu.

Địa phương chưa làm hết trách nhiệm được giao

QH cũng cho rằng những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, Pháp Luật về phòng, chống xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cụ thể, một số cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ, chưa thực sự quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và phòng, chống xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em nói riêng. Một số cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm được giao…

Về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, QH yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề. “Đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra nhiều vụ xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em trên địa bàn quản lý. Cụ thể, người đứng đầu không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý có hiệu quả hoặc vi phạm Pháp Luật về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâ‌ּm hạ‌ּi trẻ em” - nghị quyết nêu rõ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật