Hình ảnh vệ tinh lột tả bước ngoặt chưa từng thấy ở Ấn Độ

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phân tích hình ảnh vệ tinh mới từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cho thấy mức độ ô nhiễm giảm đáng kể ở Ấn Độ từ khi lệnh phong tỏa toàn quốc do virus corona được áp đặt 3 tuần trước.
Hình ảnh vệ tinh lột tả bước ngoặt chưa từng thấy ở Ấn Độ
Mức NO2 ở Mumbai trước và sau phong tỏa. Ảnh: dữ liệu vệ tinh Sentinel-5P.

Phân tích những hình ảnh vệ tinh này có được từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA), một tổ chức môi trường, trong đó sử dụng hình ảnh vệ tinh từ Sentinel-5P - thuộc chương trình của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu - cùng với dữ liệu giám sát mặt đất từ CAAQMS (Hệ thống Giám sát chất lượng không khí xung quanh).

“Những phân tích này cho chúng ta thấy sự giảm thiểu đáng kể và rõ rệt ở mức độ ô nhiễm, là kết quả của việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực giao thông, công nghiệp và năng lượng", báo cáo của CREA cho biết.

Ấn Độ, đất nước 1,3 tỷ dân, gần như tê liệt do lệnh phong tỏa - đã đình chỉ các mạng lưới giao thông, trong khi các hoạt động xây dựng ngừng lại, nhà máy, chợ và địa điểm tôn giáo cũng đóng cửa.

Những hình ảnh trước và sau phong tỏa ở các thành phố lớn, bao gồm Mumbai, New Delhi, Bengalaru, Chennai và Hyderabad cho thấy kể từ khi lệnh phong tỏa bắt đầu vào 24/3, lượng nitrogen dioxide (NO2) thải ra ở các thành phố này - phần màu cam trong hình, gần như tan biến.

Nitrogen dioxide vốn được thải ra từ phương tiện giao thông và các nhà máy, gây ô nhiễm độc hại góp phần gây nên cái chết của 4,2 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Mức NO2 ở Hyderabad trước và sau phong tỏa. Ảnh: dữ liệu vệ tinh Sentinel-5P.

“Các điểm nóng ở những thành phố lớn cũng như những vùng tập trung các ngành công nghiệp và khai thác mỏ, đã giảm đáng kể, do mức ô nhiễm đi xuống”, báo cáo cho biết.

"Cuộc khủng hoảng hiện nay đã cho chúng ta thấy rằng bầu trời trong lành và không khí dễ thở có thể đạt được rất nhanh nếu thực hiện các hành động cụ thể nhằm giảm thiểu đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ", đồng tác giả của báo cáo, nhà phân tích Sunil Dayiha của CREA cho biết. "Chúng tôi cảm thấy rằng đây có thể là bước ngoặt cho Ấn Độ hướng tới việc đảm bảo quyền hít thở và cuộc sống cho cư dân nước này".

Trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, Ấn Độ chiếm tới 21 thành phố, theo Báo cáo Chất lượng Không khí thế giới 2019 IQAir của AirVisual.

Hồi tuần trước, người dân ở bang Punjab của Ấn Độ cho biết lần đầu tiên họ đã có thể nhìn thấy dãy Himalayas trong nhiều thập niên, nhờ ô nhiễm sụt giảm.

Mức NO2 ở New Delhi trước và sau phong tỏa. Ảnh: dữ liệu vệ tinh Sentinel-5P.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật