Hướng dẫn thực hiện chỉ thị cách ly xã hội của Thủ tướng

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Văn phòng Chính phủ vừa phát văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ những việc phải làm
Hướng dẫn thực hiện chỉ thị cách ly xã hội của Thủ tướng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 3-4. Ảnh: VGP

Văn bản nêu rõ, ngày 31-3, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 16 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Các ngành, các cấp, các địa phương đã nghiêm túc triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, một số nội dung của Chỉ thị còn chưa được hiểu và thực hiện thống nhất.

Vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ờ nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết.

Các trường hợp "cần thiết” được liệt kê, gồm: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,...; Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở khác nêu tại văn bản này.

“Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bàng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trờ lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sờ, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m” - văn bản nêu.

Công chứng, luật sư, đăng kiểm vẫn được hoạt động

Cũng theo hướng dẫn vừa được ban hành, nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đãng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... tiếp tục hoạt động. 

Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch.

Trong đó có các biện pháp như: Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp; Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đỏn người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sờ nêu trên.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sờ sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.

Giao thông, đi lại

“Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chờ nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân”- văn bản nêu.

Tuy nhiên, vẫn phải “bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Các địa phương bãi bỏ ngay các biện pháp dừng, ngăn cấm người và phương tiện qua lại địa phương mình không đúng với Chỉ thị số 16/CT-TTg”.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của Pháp Luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

“Các Bộ, cơ quan, địa phưomg liên quan, chủ động điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm phù hợp với các nội dung nêu trên; phối hợp, giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kịp thời báo cáo Thủ tướng về các vấn đề vướng mắc phát sinh”, văn bản nêu.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10580
  1. Hà Nội: Nhân viên Công ty Trường Sinh sau khi được công bố khỏi bệnh lại có kết quả dương tính SARS-CoV-2
  2. TP.HCM kết thúc theo dõi 23 người từng đến Bệnh viện Bạch Mai
  3. Nhân viên Trường Sinh bật khóc kể lúc bác sĩ giúp vượt qua áp lực
  4. Liên quan đến bệnh nhân 262, Bắc Giang có 94 mẫu xét nghiệm đều âm tính
  5. 345 người trở về từ Bệnh viện Bạch Mai đều âm tính với Covid-19
  6. Thanh Hóa: 679 trường hợp liên quan đến BV Bạch Mai có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2
  7. Thành phố Ninh Bình: 38 công dân liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai hoàn thành thời hạn cách ly tập trung
  8. Quảng Ninh: Người đi khám, chữa bệnh ở Hà Nội không được về nhà ngay
  9. Bệnh viện Bạch Mai tổ chức xe đưa 307 người bệnh về cách ly tại địa phương
  10. 25 người chuyển về Thanh Hoá tiếp tục theo dõi, điều trị, cách ly sau gỡ phong toả bệnh viện Bạch Mai
  11. Đêm ‘vui hơn Tết’ ở Bạch Mai và cuộc hội ngộ chớp nhoáng gia đình 3 người
  12. Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai báo cáo vụ tụ tập đông người, không đeo khẩu trang
  13. Bác sĩ, y tá Bệnh viện Bạch Mai bật khóc khi được gỡ lệnh cách ly
  14. Bệnh viện Bạch Mai đã chuẩn bị những phương án an toàn cao nhất để tiếp đón người bệnh
  15. 0h ngày 12/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức được dỡ bỏ lệnh phong toả: Hàng trăm y bác sĩ bật khóc
  16. Bệnh viện Bạch Mai chấm dứt hợp đồng với Công ty Trường Sinh
  17. Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: ‘14 ngày qua là thời khắc khó khăn’
  18. Cảnh bồi hồi trong BV Bạch Mai trước lệnh gỡ phong toả 0h đêm nay
  19. 0h đêm nay gỡ phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai
  20. Dỡ lệnh phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai từ 0h ngày 12/4
  21. Chuẩn bị dỡ cách ly Bệnh viện Bạch Mai
  22. Chấm dứt phong toả Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12-4
Video và Bài nổi bật