Những hình ảnh đầu tiên khi nước Mỹ bước vào ‘hai tuần lễ đau đớn’

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khung cảnh ảm đạm bao trùm cả nước Mỹ khi đây chính là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới. Vào ngày 31/3, Tổng thống Trump cũng dự báo hai tuần sắp tới sẽ “vô cùng đau đớn“ cho người dân xứ cờ hoa.
Những hình ảnh đầu tiên khi nước Mỹ bước vào ‘hai tuần lễ đau đớn’
Ảnh: NY Times

Xem Video: Covid-19 ngày 28/3: Số ca nhiễm tại Mỹ vượt mốc 100.000 ca

Nước Mỹ - ổ dịch lớn nhất toàn cầu - hiện có 236.221 người nhiễm Covid-19, theo thống kê của Worldometers đến 0h ngày 3/4 (giờ Việt Nam). Trong đó, ít nhất 5.780 bệnh nhân đã thiệt mạng, đứng thứ ba thế giới chỉ sau Italy và Tây Ban Nha.

Cách đây 5 tuần, khi Mỹ chỉ có hơn 60 trường hợp nhiễm Covid-19, Tổng thống Trump đã tuyên bố: "Nó chỉ giống như cúm mùa". Nhưng tới ngày 31/3, trong một buổi họp báo với không khí ảm đạm hơn hẳn, khi số nạn nhân t‌ử von‌g của Covid-19 đã vượt qua sự kiện khủ‌ng b‌ố ngày 11/9/2001, ông Trump thừa nhận: "Nó không phải cảm cúm, nó thật tàn ác".

Theo tờ New York Times, Nhà Trắng đã nhận được dự báo từ các nhà khoa học hàng đầu rằng khoảng 100.000 đến 240.000 người Mỹ có thể mất mạng trong đại dịch này. Con số này vẫn có thể xảy ra ngay cả khi cả nước đã tuân thủ việc hạn chế tiếp xúc xã hội, bất chấp lệnh cách ly sẽ bóp nghẹt nền kinh tế và đẩy hàng triệu người xuống mức nghèo đói. Còn nếu không thực hiện, hậu quả sẽ còn thảm khốc hơn.

"Tôi muốn mỗi người Mỹ hãy chuẩn bị cho những ngày khó khăn ở phía trước" - Tổng thống Trump phát biểu. "Chúng ta sắp bước vào hai tuần gian khổ".

"Chúng ta sẽ sớm nhìn thấy một chút ánh sáng ở phía cuối đường hầm. Tuy nhiên trước hết phải trải qua hai tuần lễ đau đớn - vô cùng, vô cùng đau đớn".

Chính quyền Trump đã hành động mau lẹ hơn trong các tuần gần đây. Họ cho tăng cường xét nghiệm, làm việc với các thống đốc bang để cải thiện tình trạng thiếu hụt máy thở, khẩu trang và nhiều thiết bị y tế khác. Ông Trump còn điều động các tàu bệnh viện của Hải quân đến vùng dịch để giảm tải cho cơ sở điều trị; yêu cầu hãng General Motors sản xuất thêm nhiều máy thở và kéo dài lệnh cách ly xã hội đến hết tháng 4. Theo New York Times, các tiểu bang đã vừa đón nhận sự giúp đỡ của chính phủ, vừa phàn nàn rằng các biện pháp vẫn chưa đủ mạnh.

Theo CNN ghi nhận, hiện tại đã có gần 96% dân số Mỹ, tương đương hơn 315 triệu người được đặt dưới lệnh "trú ẩn tại nhà". Chỉ còn lại 11 bang chưa ban hành lệnh kiểm soát trên diện rộng. Trong những ngày này, nước Mỹ đang chìm trong sự vắng lặng và ngột ngạt chưa từng thấy. Ngược lại, các bệnh viện lại bước vào giai đoạn tác chiến sinh tử, mà có lẽ tàn khốc nhất chính là ở tâm dịch New York, nơi đã có ít nhất 2.373 người t‌ử von‌g và số lượng máy thở chỉ có đủ trong 6 tuần nữa - theo thông tin từ Thống đốc Andrew Cuomo.


Một bệnh nhân vừa qua đời, sắp được chuyển tới nhà xác bệnh viện Trung tâm Brooklyn (New York) ngày 30/3. Ảnh: Reuters

Số 30 đường Tây quận Mahattan - nơi các thùng container đã được chuyển thành nhà xác. Một nhân viên khám nghiệm t‌ử th‌i đang chuẩn bị tiến hành công việc. Ảnh: NY Times

Tàu bệnh viện USNS Comfort của Hải quân băng qua quận Manhattan để cập cảng New York, cung cấp thêm 1.000 giường bệnh điều trị bệnh nhân Covid-19 ngay trên tàu. Ảnh: Reuters

Cũng như các y bác sĩ ở Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha... nhân viên y tế Mỹ cũng chống chọi với áp lực tâm lý nặng nề, tiếp nhận lượng bệnh nhân quá đông và chứng kiến sức khỏe của họ suy yếu nhanh chóng, nhiều người đã qua đời trong cô độc. Ảnh: Reuters

bệnh nhân đầu tiên được chuyển tới bệnh viện d‌ã chi‌ến nằm gần Công viên Trung tâm của New York. Ảnh: Reuters

Một người lính trong Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ nghỉ tay trong lúc phát lương thực cho người dân ở khu phố Đông Harlem, quận Manhattan. Ảnh: Reuters

Viên cảnh sát chụp selfie trên con đường vắng lặng gần Quảng trường Thời đại. Ảnh: Reuters

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) cảnh báo khoảng 25% dân số Mỹ là người nhiễm virus nhưng không triệu chứng, và có thể truyền bệnh. Vì vậy, cách ly xã hội là cần thiết trong lúc này. Ngoài ra CDC có thể thúc đẩy việc khuyến khích mang khẩu trang trong thời gian tới (Ảnh: Getty)

Mọi người giữ khoảng cách khi đi mua sắm ở New York. Ảnh: Reuters

Máy bay nằm im lìm tại sân bay Birmingham, bang Alabama do hậu quả kinh tế mà đại dịch Covid-19 đem tới. Ảnh: Reuters

Điểm trượt tuyết hiu quạnh và ảm đạm ở bang California. Ảnh: Getty

Công viên giải trí nhộn nhịp Disneyland ở Florida cũng biến thành "vùng đất chết". Ảnh: Getty

Thành phố Las Vegas chia ô trống cách nhau gần 2m trong bãi đỗ xe cho người vô gia cư ngủ trong mùa dịch Covid-19, sau khi có 1 người nhiễm bệnh khiến trung tâm cộng đồng với 500 chỗ ở phải đóng cửa.

Nhiều người dùng mạng đã chỉ trích việc chính quyền để người vô gia cư ngủ trên nền bê tông trong bãi đỗ xe như thế này, trong khi thành phố vẫn còn nhiều khách sạn bị bỏ trống.     

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10577
  1. Vĩnh Long lập 9 chốt kiểm dịch Covid-19
  2. Trump: Đeo khẩu trang là yêu nước
  3. Australia chuẩn bị thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 trên người
  4. Australia có thể duy trì các biện pháp hạn chế dịch COVID-19 lây lan thêm 1 năm
  5. Bị điều tra vì đăng ảnh đi chơi lên Facebook khi đang cách ly xã hội
  6. Ca nhiễm tăng bất thường, Australia điều tra vụ tiệc tùng trái phép
  7. Những bà mẹ Việt tại Australia tặng hàng nghìn suất quà cho đồng hương
  8. Australia lo ngại làn sóng thứ hai của dịch Covid-19
  9. Thủ tướng đề nghị Australia quan tâm du học sinh Việt Nam
  10. Dịch COVID-19: Quốc hội Australia thông qua gói hỗ trợ kinh tế lớn chưa từng có
  11. Dân Australia hóa trang lộng lẫy khi đi đổ rác giữa mùa dịch
  12. Đổ xô ra biển bất chấp Covid-19
  13. Australia thử nghiệm giai đoạn 1 vaccine phòng Covid-19
  14. Australia cảnh báo các kit xét nghiệm lỗi ‘nguy hiểm’ từ Trung Quốc
  15. Đại sứ quán làm rõ tin Australia khuyến cáo người ngoại quốc về nước
  16. Thợ sửa giày tặng 30.000 m2 đất giá hàng trăm nghìn USD để chống dịch
  17. Trường ‘quý tộc’ ở Mỹ đóng cửa vì virus, sinh viên tiệc tùng ăn mừng
  18. New York có ‘ngày chết chóc nhất’, số ca tử vong gần bằng vụ 11/9
  19. Cuộc chiến khốc liệt giành khẩu trang giữa Mỹ và các nước
  20. Hỏa thiêu vội vàng, tiếc thương kìm nén ở Vũ Hán vì dịch bệnh
  21. Nếu TQ không phong tỏa, có thể đã thêm 700.000 ca tử vong
  22. Mỹ khuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhưng TT Trump sẽ không đeo
Video và Bài nổi bật