Lòng biết ơn vượt lên sự sợ hãi dịch Covid-19

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tôi hạnh phúc khi thấy những phần quà miễn phí: “Nếu khó khăn cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác“.
Lòng biết ơn vượt lên sự sợ hãi dịch Covid-19
Ảnh minh họa

Xem Video: Những tấm lòng cao cả trong mùa dịch Covid-19

//

Tính đến 7h sáng 2/4, dịch Covid – 19 đã lan đến 205 quốc gia/vùng lãnh thổ làm 935.000 người nhiễm bệnh, 47.192 người t‌ử von‌g và chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Hàng loạt các quốc gia trên thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp, gây hoang mang, lo lắng cho tất cả mọi người.

Trước sự hoành hành, oanh tạc "ác liệt" của dịch Covid-19, chúng ta sợ hãi là điều đương nhiên. Sợ tiếp xúc với người xung quanh, sợ nhiễm bệnh, sợ thiếu thốn về cơm, áo, gạo, tiền trong tình hình cả xã hội cách ly, sợ các hóa đơn tiêu dùng gửi đến tới tấp khi mà cứ ở nhà ròng rã từ tháng này qua tháng khác, sợ cô đơn, sợ chết... Những nỗi sợ ấy đáng được cảm thông, chia sẻ. Nó là bản tính cố hữu ẩn giấu sâu xa trong tiềm thức của mỗi chúng ta. Dù có mạnh mẽ, lạc quan đến đâu thì đôi lúc, lòng người vẫn chông chênh, bi quan. Chúng ta nhận ra con người thật nhỏ bé trước thiên tai, dịch họa; thấy sức người có hạn; thấy sự sống mong manh.

Đến cả châu Âu – nơi nổi tiếng là hiện đại với nền y khoa phát triển cũng đang lao đao trong cơn nguy khốn, thậm chí vỡ trận khi số người t‌ử von‌g tăng lên từng ngày theo cấp số nhân.

Tôi cũng như bạn, cũng sợ hãi đủ thứ trong hoàn cảnh hiện tại. Thế nhưng, khi bình tâm lại, lúc này, chúng ta hãy dành tặng lòng biết ơn đến những người đã và đang giúp xã hội vượt lên nỗi sợ. Khi biết ơn, ta thấy cuộc sống thật đẹp, thật ý nghĩa. Từ đó, động viên mình phải mạnh mẽ vượt qua tao đoạn này. Biết ơn để lan tỏa những câu chuyện, những tấm gương đẹp đang ngày đêm chiến đấu vì sự bình yên của cuộc sống.

Việc kinh doanh, buôn bán, hạn chế sự tự do đi lại của nhiều người thế nhưng, nó cần thiết, bắt buộc phải thực thi. Nếu không làm thì sẽ lỗi với lịch sử, với gần một trăm triệu con dân đất Việt. Nói như người xưa "còn người còn của". Người mất rồi thì của cũng chẳng để làm gì?

Biết ơn các đồng chí bộ đội, công an không quản nắng mưa canh giữ biên giới, cửa khẩu, khu cách li... Họ không ngại ngần nhường nơi ăn chốn ở của mình cho người cách li rồi dọn lán trại ở bìa rừng, ngoài đường. Những bữa ăn vội, những giấc ngủ chập chờn bên lề đường, hành lang, nằm trên bìa cát tông, manh chiếu... đã gây xúc động cho bao người. Tôi nghĩ họ làm vậy không phải để được mọi người ghi nhớ, xúc động mà đơn giản là nhiệm vụ, là trách nhiệm

Chúng ta biết ơn những tấm lòng hảo tâm của mọi thành phần trong xã hội. Giữa thời buổi khó khăn, ai cũng thắt chặt hầu bao nhưng họ vẫn sẵn sàng chia sẻ với người xung quanh trong khả năng của mình. Đóng góp cho xã hội không kể nhiều hay ít, đó đều là tấm lòng. Chúng ta hãy trân trọng. Ấm lòng biết bao khi khẩu trang, bánh mì, cơm hộp... để ở ven đường phát miễn phí cho người nghèo khó.

Tôi thật sự hạnh phúc khi đọc thấy dòng chữ ghi bên cạnh đồ miễn phí ấy: Nếu khó khăn cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác.


Tôi muốn dành một phần trang trọng trong bài viết của mình để cảm ơn đội ngũ y bác sĩ – những người hùng thực sự trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Họ đang vật lộn với tử thần để dành lại sự sống cho người bệnh. Họ đã bám trụ ở bệnh viện suốt những ngày qua khi phần lớn thời gian trong một ngày đều phải mặc đồ bảo hộ và đeo khẩu trang y tế. Bao nhiêu người trong số đó đã có những hằn trên mặt, thậm chí dị ứng vì đeo khẩu trang kháng khuẩn liên tục?

Bao nhiêu y bác sĩ đã phải ở luôn trong bệnh viện, không dám về nhà vì sợ bệnh nhân cần và sợ lây bệnh cho người thân. Bao nhiêu người đã có được bữa ăn ngon, vui cười cùng đồng nghiệp khi mà cuộc chiến chống dịch vẫn căng như dây đàn.

Lòng biết ơn đã vượt lên sự sợ hãi. Nó là ngọn hải đăng dìu dắt chúng ta vượt qua cơn nguy khó. Sợ hãi thì ai cũng có. Nhưng để vượt lên nỗi sợ hãi cần phải có sự tỉnh táo, quyết tâm, bản lĩnh. Vậy nên, chúng ta phải tự ý thức chăm lo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10588
  1. Tất cả y bác sĩ âm tính lần 2 với Covid-19: ‘Hà Nội đã kiểm soát tốt dịch tại BV Bạch Mai’
  2. Từ TP.HCM ra Đà Nẵng: Xuống ga Quảng Ngãi để né cách ly nhưng vẫn bị lộ
  3. Người dân Hạ Lôi “vững tâm” trước giờ cách ly toàn bộ thôn
  4. Bệnh nhân 251 tiếp xúc nhiều người, cách ly khoa Tiêu hoá Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam
  5. Ngày 8/4: Thêm 4 bệnh nhân được chữa khỏi, nâng tổng số ca thắng Covid-19 lên 126
  6. Nữ bệnh nhân 123 khỏi bệnh, Bến Tre thu hẹp cách ly
  7. Lợi dụng dịch bệnh mua sổ bảo hiểm của công nhân để trục lợi
  8. Đến 15/4 còn phát sinh ổ dịch thì chưa thể dừng cách ly xã hội!
  9. Dốc toàn lực điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng
  10. Hà Nội phong tỏa toàn bộ thôn Hạ Lôi gần 11 nghìn người dân trong 14 ngày: Liên quan BN 243
  11. Thêm 2 ca mắc mới, 1 ca liên quan bệnh nhân COVID-19 số 243
  12. Thêm 2 người mắc Covid-19, một ca liên quan đến BN243
  13. An Giang: Thêm 243 người hoàn thành thời hạn cách ly 14 ngày
  14. 4 bệnh nhân mắc Covid-19 ở Đồng Tháp xuất viện
  15. Đồng Tháp: 4 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh
  16. Ổ dịch ở quán bar Buddha do lây lan từ bệnh nhân 91 và 158
  17. Thêm 2 ca dương tính, Hà Nội phong tỏa toàn bộ thôn Hạ Lôi liên quan bệnh nhân 243
  18. Thêm 9 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM được xuất viện
  19. Hôm nay, cả nước có 27 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh
  20. Bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam mắc Covid-19 đã khỏi bệnh và xuất viện
  21. Giám đốc Sở Y tế TP HCM: ‘Ổ dịch Buddha Bar và Grill từ bệnh nhân 91, 158’
  22. Đã có kết quả xét nghiệm COVID-19 tất cả người ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp xúc trực tiếp BN243
Video và Bài nổi bật