Tự hào: Việt Nam chế tạo thành công bộ Kit phát hiện SARS-CoV-2 trong 80 phút, đạt chuẩn WHO

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ Kit phát hiện SARS-CoV-2 của viện Công nghệ sinh học đã thử nghiệm thành công và đạt tiêu chuẩn của WHO, giúp Việt Nam chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh COVID-19. Xin chúc mừng và cảm ơn những nỗ lực không ngừng nghỉ của những nhà khoa học Việt Nam. Thật sự rất vui mừng vì đất nước chúng ta đang phòng chống dịch và điều trị rất hiệu quả!
Tự hào: Việt Nam chế tạo thành công bộ Kit phát hiện SARS-CoV-2 trong 80 phút, đạt chuẩn WHO
Ảnh minh họa

Clip: Phát hiện virus SARS-Cov-2 trong nước mắt của bệnh nhân 

Báo Tuổi trẻ mới đây đưa tin, sau một thời gian tích cực thực hiện, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Đồng Văn Quyền - phó viện trưởng viện Công nghệ sinh học thuộc viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, và PGS.TS Đinh Duy Kháng đã chế tạo thành công bộ Kit phát hiện SARS-CoV-2.

Sau khi được thử nghiệm tại viện Công nghệ sinh học, chiều 2-3, bộ Kit cũng được công nhận đạt kết quả ngoại kiểm của viện Y học dự phòng quân đội, Bộ Quốc phòng. Bộ Kit chẩn đoán SARS-CoV-2 của viện Công nghệ sinh học được viện Y học dự phòng quân đội kiểm nghiệm đạt kết quả có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương với bộ Kit realtime RT-PCR của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với độ đặc hiệu 100%, độ nhạy là 5 copies/phản ứng.

Các nhà khoa học của viện Công nghệ sinh học là nhóm nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam chế tạo thành công Kit phát hiện SARS-CoV-2 - Ảnh: NGUYỄN PHƯỢNG

Kết quả nghiên cứu này khẳng định Việt Nam đã làm chủ công nghệ hiện đại và hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất bộ Kit realtime RT-PCR dùng để chẩn đoán SARS-CoV-2 tại Việt Nam, không phụ thuộc vào việc nhập ngoại cũng đang trong tình trạng khan hiếm.

Bộ Kit được phát triển dựa trên công nghệ realtime RT-PCR - công nghệ "vàng" được WHO khuyến khích trong chế tạo KIT thử - và trên cơ sở các bộ mồi và mẫu dò được thiết kế và chỉnh lý dựa trên các gen, vùng gen quan trọng của SARS-CoV-2 được phân lập tại Việt Nam mà nhóm nghiên cứu đã giải trình. 

Vật liệu được sử dụng để phát hiện bộ Kit chẩn đoán là mẫu RNA đã được tác chiết từ SARS-CoV-2 gây cho bệnh nhân Việt Nam do viện vệ sinh dịch tễ trung ương cung cấp, các gen cũng như các vùng gen được nhân dòng từ RNA của SARS-CoV-2 để làm mẫu cho việc nghiên cứu và cung cấp các trình tự cho việc thiết kế các bộ mồi và mẫu dò.

Bộ Kit được đánh giá sử dụng công nghệ và đạt tiêu chuẩn của WHO - Ảnh: NGUYỄN PHƯỢNG

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng các mẫu RNA của một virus gây bệnh đường hô hấp ở người do bệnh viện Trung ương quân đội 108 và viện Y học dự phòng quân đội cung cấp.

Theo đại diện viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, thời gian tới viện sẽ phối hợp với viện Y học dự phòng quân đội sản xuất số lượng nhiều phục vụ xét nghiệm quy mô lớn.

Việc Việt Nam chế tạo thành công bộ Kit phát hiện SARS-CoV-2 có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương với bộ Kit realtime RT-PCR của WHO được các chuyên gia đánh giá là có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp Việt Nam có thể chủ động trong sàng lọc, chẩn đoán bệnh.

Ngoài kết quả vừa được công bố của viện Công nghệ sinh học thuộc viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, một số đơn vị nghiên cứu khác của Việt Nam cũng đang tham gia vào việc nghiên cứu chế tạo bộ Kit phát hiện virus corona. Trong đó, Bộ Khoa học và công nghệ cũng xét giao trực tiếp cho Học viện Quân Y phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real time RT-PCR nhằm phát hiện chủng virus mới. 

Đồng thời giao cho Công ty TNHH một thành viên sinh hóa Phù Sa - Biochem chủ trì phối hợp với viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - Sở Khoa học và công nghệ Cần Thơ thực hiện nghiên cứu chế tạo hệ thống phát hiện nhanh để sàng lọc chủng mới của SARS-CoV-2.

Bộ sinh phẩm của viện Công nghệ sinh học nghiên cứu - Ảnh viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam

TS. Hà Quý Quỳnh, Trưởng Ban ứng dụng và chuyển giao công nghệ, viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam nhấn mạnh, ngay từ khi dịch Covid-19 khởi phát, viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã đề nghị các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về dịch bệnh này, với 4 hướng nghiên cứu chính.

"Ngoài Kit thử, viện Hàn lâm cũng đang triển khai thêm 3 hướng nghiên cứu nữa. Thứ nhất là Giải trình tự hệ gen của virus SARS-CoV-2, tìm hiểu về cấu trúc và đặc điểm hệ gen của chủng virus lây nhiễm trên các bệnh nhân người Việt Nam. Thứ hai là Nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống Covid-19. Và thứ ba là tìm kiếm, sàng lọc các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính chống virus để điều trị người đã mắc Covid-19", TS. Quỳnh nói.

Được biết, giá thành bộ KIT phát hiện Covid-19 này của các nhà khoa học Việt Nam sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giá thành bộ KIT Realtime RT-PCR của WHO.

Còn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng công bố chế tạo thành công bộ Kit thử SARS-CoV-2. Tuy nhiên bộ Kit thử của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Bách khoa Hà Nội không phải bằng công nghệ realtime RT-PCR - công nghệ "vàng" được WHO khuyến khích.

WHO: ’Tỉ lệ t‌ử von‌g của COVID-19 cao hơn nhiều so với dự đoán’

Cũng trong hôm 3/3, các quan chức y tế thế giới cho biết tỉ lệ t‌ử von‌g của COVID-19 là 3,4% trên toàn cầu, cao hơn so với ước tính trước đó khoảng 2%, theo kênh truyền hình CNBC.

“Trên toàn cầu khoảng 3,4% ca nhiễm COVID-19 đã t‌ử von‌g” - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ). “So sánh tỉ lệ với bệnh cúm mùa (tỉ lệ t‌ử von‌g ít hơn 1%) thì tỉ lệ t‌ử von‌g do COVID-19 cao hơn nhiều”.

Tổng giám đốc WHO cũng nói rằng tổ chức này đang thu thập các dữ liệu nên những dự đoán và hiểu biết về dịch bệnh này đang ngày càng nhiều và được cải thiện hơn, theo hãng tin Reuters.

Tổng giám đốc Tổ chứ Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: REUTERS

Ông Ghebreyesus đưa ra những giải thích sự khác nhau giữa COVID-19 và virus cúm thông thường, dù cả hai đều gây ra bệnh viêm đường hô hấp, lây lan rộng thông qua các giọt bắn từ mũi, miệng do người bệnh hắt hơi.

Ông Ghebreyesus nói COVID-19 không lây truyền cao như cúm. Theo những dữ liệu mà WHO thu được cho thấy những người bị nhiễm COVID-19 (chưa bị bệnh) không phải là người lây truyền chính.

Ảnh minh họa: Internet

Chỉ 1% các ca nhiễm được xác nhận ở Trung Quốc là "không có triệu chứng", tức là họ có bệnh mà không biểu hiện ra triệu chứng. Hầu hết các ca bệnh đó từ từ xuất hiện các triệu chứng trong vòng hai ngày.

Mặc dù hiện tại chưa có vaccine hay phương pháp điều trị cụ thể, ông Ghebreyesus nói rằng có hơn 20 loại vaccine đang được phát triển và thử nghiệm lâm sàng. Không giống như cúm mùa, việc kiểm soát dịch COVID-19 vẫn là một phương pháp hàng đầu ngăn chặn sự lây lan của virus.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10533
  1. Hà Nội phát hiện thêm 1 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 ở Bắc Từ Liêm
  2. Chính thức dừng cách ly, hơn 10.000 người dân Vĩnh Phúc mừng rỡ khôn xiết: ‘Vui hơn đón giao thừa’
  3. Khoảnh khắc dỡ chốt cách ly Sơn Lôi lúc nửa đêm
  4. Gỡ bỏ cách ly ở Sơn Lôi, không chủ quan, lơ là chống dịch Covid-19
  5. Công bố hết dịch, Khánh Hòa vẫn chủ động phòng chống từ xa
  6. Khánh Hòa: Số người cách li tăng đột biến với 177 trường hợp
  7. Thái Nguyên sắp có cơ sở xét nghiệm virus SARS-CoV-2
  8. Áp dụng khai báo y tế với người nhập cảnh từ Iran, Italia
  9. Yên Bái là tỉnh miền núi đầu tiên xây dựng phòng xét nghiệm Covid – 19
  10. TP.HCM có 2 ca nghi nhiễm chờ xét nghiệm, 250 trường hợp cách ly
  11. Hải Phòng loại trừ 35 trường hợp nghi nhiễm COVID-19
  12. Trường Đại học Hải Phòng, ĐH Quốc gia TP.HCM được trưng dụng làm khu cách ly Covid-19
  13. Các bệnh viện sẽ lập phòng khám cách ly tất cả người ho sốt chưa rõ nguyên nhân đến khám
  14. Báo Nhân Dân, Trường đại học Đồng Tháp trao 600 lít dung dịch rửa tay khô cho học sinh
  15. 1 ca tử vong chưa rõ nguyên nhân, Hà Nội cách ly hàng chục người có tiếp xúc
  16. CDC đưa Việt Nam khỏi danh sách điểm đến có khả năng lây lan Covid-19
  17. Những bác sĩ dịch tễ âm thầm cống hiến trong tâm dịch COVID-19
  18. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM được xét nghiệm Covid-19
  19. Trắng đêm đón người về từ Hàn Quốc, đưa vào nơi cách ly
  20. Cô gái về từ Daegu khoe trốn cách ly: Quê nhà Kiên Giang ‘sốt vó’ truy tìm
  21. Hải Phòng cách ly thêm 3 du học sinh từ Hàn Quốc trở về
Video và Bài nổi bật