Y tế cơ sở phải là ‘người gác cổng’ ngăn dịch bệnh vượt tuyến

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo viện trưởng viện Chiến lược và chính sách y tế Trần Thị Mai Oanh, đa số các nước đều coi tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu như “người gác cổng” và người bệnh bắt buộc phải qua. Nếu vượt tuyến, bệnh nhân sẽ phải trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.
Y tế cơ sở phải là ‘người gác cổng’ ngăn dịch bệnh vượt tuyến
Ảnh minh họa

Tại buổi tọa đàm cho ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vừa qua, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, luật sửa đổi lần này cần đặc biệt quan tâm đến việc cung ứng dịch y tế cũng như chi tài chính cho việc khám, chữa bệnh. Đối với vấn đề tự chủ y tế cũng phải được nghiên cứu kỹ, đảm bảo cho các bệnh viện hoạt động hiệu quả, giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nhưng người dân vẫn được quan tâm thích đáng. Trong xã hội hóa khám chữa bệnh, cần tính đến công bằng giữa các tầng lớp nhân dân được tiếp cận với dịch vụ y tế tốt nhất.

Đề cập đến hệ thống cơ sở y tế, bà Trần Thị Mai Oanh, viện trưởng viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) cho rằng, đa số các nước đều có sự kiểm soát để tránh tình trạng vượt tuyến không cần thiết. Các nước coi tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò là “người gác cổng” và người bệnh bắt buộc phải qua tuyến này. Nếu bệnh nhân không qua tuyến cơ sở ban đầu sẽ phải trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Theo bà Trần Thị Mai Oanh, luật sửa đổi lần này có thể thực hiện tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ y tế theo 3 cấp chuyên môn kỹ thuật, trong đó, tuyến khám bệnh, chữa bệnh cấp 1 chỉ gồm các cơ sở y tế tuyến xã, hoặc bao gồm cả huyện. Với từng tuyến chăm sóc này, phải quy định rõ chức năng nhiệm vụ và không được thực hiện các dịch vụ thuộc phạm vi chuyên môn của tuyến trên.

Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Caryn Bredenkamp cho rằng, Việt Nam đang đối mặt với áp lực về yêu cầu dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn, kéo theo sự gia tăng chi tiêu cho y tế. Trong khi đó, Việt Nam không có nhiều cơ hội để tiếp tục tăng chi đầu tư công cho y tế trong tương lai. Từ đó, bà Caryn Bredenkamp khuyến nghị, Việt Nam không những cần tăng hiệu suất y tế mà còn cần chú ý tăng hiệu suất và công bằng trong chi tiêu cho y tế phụ thuộc.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10552
  1. Hà Tĩnh triệu tập 26 đối tượng đăng tin sai về dịch Covid – 19
  2. WHO công bố: COVID-19 là đại dịch, các nước không được khoanh tay
  3. 2 nhân viên sân golf Phượng Hoàng (Lương Sơn) âm tính với SARS – CoV - 2
  4. Đồng Tháp: Thêm đối tượng tung tin giả về virus SARS-CoV-2 đối mặt án phạt
  5. Đến trường trong mùa dịch Covid-19
  6. Lý Sơn tạm dừng đón khách du lịch nước ngoài
  7. Thăm chiến sĩ mới mùa dịch bệnh Covid-19
  8. Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3: Cô gái được... gỡ lệnh cách ly
  9. Quảng Nam họp khẩn, cách ly 40 du khách, cho toàn bộ học sinh Hội An nghỉ học
  10. Sức khỏe 235 người được cách ly tại Trường Quân sự tỉnh An Giang ổn định
  11. Ảnh: Quân đội triển khai tiêu độc khử trùng khu vực có ca COVID-19 thứ 17
  12. Ca dương tính nCoV thứ 17 tại Việt Nam
  13. Nóng: Hà Nội có ca dương tính với Covid-19 đầu tiên
  14. Hà Nội họp khẩn về dịch Covid-19 lúc 22 giờ đêm
  15. Nữ du học sinh về từ Hàn Quốc bị sốt, cách ly tại Cần Thơ âm tính Covid-19
  16. Cần Thơ: 3 người sốt, ho về từ vùng dịch đang chờ xét nghiệm
  17. Kiểm tra tình hình thông quan tại cửa khẩu Trà Lĩnh, Cao Bằng
  18. Sân bay Cần Thơ tạm ngừng tiếp nhận chuyến bay từ Hàn Quốc
  19. Gần 500 khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam thông qua nước trung gian, TP.HCM lo ngại tiềm ẩn Covid-19
  20. TP Hồ Chí Minh: Có thể sẽ cách ly một quận để chống dịch Covid-19
  21. Thái Nguyên: 181 người đủ điều kiện rời khu cách ly tập trung
  22. 4 người Hàn trốn khai báo lưu trú tại Đà Nẵng
Video và Bài nổi bật