SpaceX chê tên lửa SLS của NASA là ‘thảm kịch’

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trùm tài phiệt Elon Musk gọi tên lửa siêu nặng SLS do NASA chế tạo ra là một “thảm kịch”, không thể sánh bằng Falcon Heavy của SpaceX.
SpaceX chê tên lửa SLS của NASA là ‘thảm kịch’
Doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân của Mỹ đang cạnh tranh quyết liệt trong dự án phát triển các tên lửa hạng nặng

Người sáng lập Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX (Space Exploration Technologies Corporation), Elon Musk đã gọi phát triển tên lửa siêu nặng mang tàu vũ trụ (SLS-Space Launch System) của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) là “một thảm kịch tuyệt đối) do thiếu các yếu tố có thể tái sử dụng trong đó.

"Vấn đề cơ bản với SLS của NASA là nó không thể tái sử dụng. Điều này có nghĩa là một tên lửa có giá một tỷ dollars bị phá hủy sau mỗi lần phóng. Đúng là một thảm kịch tuyệt đối" - ông Elon Musk viết trên Twitter.

Khác với SLS, tên lửa Falcon Heavy siêu nặng của SpaceX có các khối có thể tái sử dụng (hai khối bên và một khối trung tâm), sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những khối này có thể trở về Trái đất.

Ngoài ra, còn chưa kể đến thực trạng là SLS của NASA đang còn nhiều vấn đề khó khăn về kỹ thuật chưa được giải quyết, mặc dù trong thực tế, hầu hết ngân sách của NASA đã chi cho chương trình tên lửa vận tải siêu nặng SLS và tàu vũ trụ Orion.

Ban đầu, vụ phóng tên lửa SLS được lên kế hoạch vào năm 2017. Nhưng do xuất hiện một số các vấn đề kỹ thuật trong quá trình phát triển, thời điểm vụ phóng đã bị hoãn đến năm 2020-2021. Trong thời gian đó, sẽ có kế hoạch phóng một con tàu không người lái Orion để bay quanh mặt Trăng.

Năm 2022 theo dự kiến tên lửa SLS sẽ đưa tàu vũ trụ Orion cùng phi hành đoàn để bay quanh Mặt trăng, năm 2024 sẽ có một con tàu Orion khác đưa hai phi hành gia hạ cánh trên bề mặt mặt Trăng. Sau đó, các thiết bị hàng không này có thể được sử dụng trong các chương trình khám phá Sao Hỏa.

Vào năm 2018, công ty tư nhân SpaceX của Mỹ đã tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa siêu nặng Falcon Heavy và đã đạt những thành công bước đâu. Hiện nay, họ còn đang phát triển loại tên lửa còn nặng hơn là BFR.

Mặc dù các thử nghiệm của tên lứa siêu nặng Falcon của SpaceX vẫn chưa mang tính tin cậy tuyệt đối trong thời điểm hiện nay, nhưng rõ ràng là các tên lửa tái sử dụng là một xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai của ngành hàng không vũ trụ thể giới.

Dự án SLS của Mỹ đã được thai ngén từ rất lâu rồi. Ban đầu, tên lửa SLS được tạo ra như một phần của chương trình Constellation (Chòm sao) để đưa Mỹ trở lại mặt Trăng, sau đó có quyết định sử dụng tên lửa trong chuyến bay tới tiểu hành tinh, sau đó là dùng tên lửa để đưa các modul của trạm gần mặt Trăng và bây giờ lại là dùng để đáp xuống mặt Trăng.

Hiện nay, nhiều quốc gia khác nhau đang phát triển thế hệ tên lửa đẩy siêu nặng thế hệ thứ ba. Ở Mỹ, là tên lửa SLS, ở Nga là tên lửa Yenisei, ở Trung Quốc là Changzheng-9.

Tuy nhiên, dự án Yenisei mới chỉ tồn tại trên giấy. Tên lửa được lên kế hoạch phát triển và tạo ra trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Liên bang Nga cho đến năm 2030 và vẫn chưa được chính phủ phê duyệt. Chương trình này cũng bao gồm việc tạo ra một tàu vận tải có người lái và tổ hợp cất cánh và hạ cánh trên mặt Trăng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật