Sau khi Tướng Iran bị ám sát, Iraq vội tìm mua S-300 của Nga

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại sứ Iraq tại Iran hôm qua (13/1) cho biết nước này đang đàm phán để mua các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga.
Sau khi Tướng Iran bị ám sát, Iraq vội tìm mua S-300 của Nga
Tên lửa S-300

Iraq đã tìm cách mua một hệ thống tên lửa từ Nga từ năm 2017 nhưng đã phải hoãn lại dưới áp lực của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đã bất chấp áp lực của Mỹ để mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga – một động thái đang gây ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Việc ám sát Tướng Soleimani của Iran “rõ ràng cho thấy Iraq cần phải cải thiện các hệ thống phòng không”, ông Igor Kurushchenko – một quan chức quân sự của Nga, nhận định. “Iraq phải có khả năng bảo vệ chính mình trước các tên lửa được bắn đi từ Mỹ và Iran.”

Hôm 9/1, Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Quốc hội Iraq – ông Mohammad Ridha cho biết, Iraq và Nga đã nối lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận mua tên lửa phòng không S-300.

Xem Video: Iran triển khai tên lửa S-300 để bảo vệ cơ sở hạt nhân

//

Đại sứ Iraq tại Iran Saad Jawad Qandil hôm qua cũng đã lên tiếng xác nhận thông tin trên, khẳng định Baghdad đang đàm phán mua các hệ thống tên lửa phòng không S-300 từ Moscow. “Có thể Iraq sẽ mua các hệ thống S-300 của Nga”, Đại sứ Iraq Saad Jawad Qandil cho biết đồng thời nói thêm rằng đó là một phần của nỗ lực của Iraq nhằm đa dạng hóa sức mạnh quân sự của đất nước cũng như đa dạng hóa nguồn nhập khẩu vũ khí vào Iraq.

Theo ông Qandil, Baghdad đã có các thỏa thuận chuyển giao vũ khí với Moscow.

Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng Iraq Mohammad Ridha cho biết, Iraq trước đó đã tìm cách mua các hệ thống vũ khí của Nga nhưng bị đình lại vì lời đe dọa trừng phạt từ phía Washington. Ông Mohammad Ridha cho rằng, tỉ lệ vũ khí Nga trong lực lượng phòng không của Iraq nên chiếm hơn 50%, nhấn mạnh đến việc vũ khí Nga thường rẻ hơn các phiên bản tương đương của Mỹ.

Các cuộc đàm phán mua S-300 được khởi động trở lại sau khi Mỹ tiến hành cuộc không kích vào Sân bay Quốc tế Baghdad hôm 2/1 khiến Tướng cấp cao hàng đầu của Iran – ông Qassem Soleimani thiệt mạng. Mỹ đổ lỗi cho ông Soleimani đứng đằng sau cuộc đột kích B.L vào Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad và giới chức chính quyền Mỹ cho rằng đã đến lúc phải ngăn chặn “một cuộc tấn công có thể xảy ra” nhằm vào lực lượng Mỹ trong khu vực bằng cách ám sát Tướng Iran. Để đáp trả cuộc tấn công của Mỹ, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi liên tục kêu gọi các lực lượng Mỹ rời khỏi đất nước Iraq. Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ lời kêu gọi của ông Mahdi.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương. Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.

S-300 ban đầu được thiết kế nhằm mục đích giúp Nga đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù. Khi lần đầu tiên được Liên Xô triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất thế giới.

Đây cũng là một trong những loại tên lửa được rất nhiều nước thèm muốn bởi nó là thứ vũ khí hiệu quả hàng đầu trong việc bảo vệ các vùng trời.

Hệ thống S-300 được thiết kế để tiêu diệt tất cả phương tiện tiến công hỏa lực đường không của địch, các loại máy bay chiến lược, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo với độ chính xác rất cao, cự ly xa hàng trăm km, độ cao lớn.

S-300 được trang bị nhiều loại radar tối tân, bao gồm đài radar trinh sát 36D6 phát hiện mục tiêu ở cự ly xa tới 360km, bám bắt 120 mục tiêu cùng lúc, radar trinh sát bắt thấp (độ cao thấp) 76N6, radar điều khiển hỏa lực 30N6 sử dụng để dẫn đường điều khiển với radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Bệ phóng tự hành lắp ống phóng đạn tên lửa của hệ thống này sẽ bắn theo phương thẳng đứng. Hệ thống S-300 có thể phóng 6 tên lửa liền một lúc, mỗi tên lửa có khả năng phá hủy các loại máy bay như F-16 và F-22 - báu vật của Không lực Mỹ, cũng như đánh chặn các mục tiêu đạn đạo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật