Bên trong bệnh viện 10 triệu USD dành cho lạc đà ở Dubai

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Zabeel nằm mê man trên bàn mổ. Không có gì khác thường ở đây ngoại trừ việc Zabeel và các ’bệnh nhân’ khác ở đây có chiếc cổ dài hơn một em bé bình thường.
Bên trong bệnh viện 10 triệu USD dành cho lạc đà ở Dubai
Lạc đà trong trên đường đua sự kiện Al Marmoom Heritage tại Dubai. Ảnh: CNN.

Theo CNN, bệnh viện Lạc đà Dubai (DCH) - cơ sở y tế được đầu tư 10 triệu USD - đang thu hút sự chú ý của những người yêu lạc đà từ khắp nơi trên thế giới. Ali Redha, Tổng giám đốc của DCH, cho biết: "bệnh viện lạc đà Dubai là cơ sở y tế tiên tiến duy nhất chuyên điều trị lạc đà trên toàn thế giới".

Qatar đã mở một bệnh viện và trung tâm chăn nuôi vào năm 2015. Tuy nhiên, kể từ khi mở cửa vào tháng 12/2017, DCH trở lên phổ biến với những người chơi lạc đà khu vực Trung Đông. Do đó, bệnh viện này mở rộng cơ sở hơn 50% diện tích.

Ông Redha tự hào chia sẻ: "Chúng tôi đã phát triển nhanh chóng nhờ việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại nhất".

Giường bệnh của lạc đà ở DCH. Ảnh: CNN.

bệnh viện lạc đà hàng đầu

Lạc đà là loài thú nuôi được yêu thích ở UAE và là một biểu tượng của đất nước này. Theo thống kê của DCH, có hơn 300.000 con lạc đà tại UAE. Các ngành công liên quan đến loài động vật này đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Chính phủ UAE liên tục tài trợ cho các chương trình thi lạc đà và kết hợp đua. Đây này là một trong những môn thể thao phổ biến nhất tại UAE, đặc biệt là ở Dubai.

Redha, nhà bảo tồn lạc đà tại Dubai, cho biết: "Theo truyền thống, người Ả Rập sử dụng lạc đà làm thức ăn, cung cấp sữa và vận chuyển. Nhưng giờ đây lạc đà được lai tạo để đua".

Ông nói thêm: "Chúng tôi chăm sóc lạc đà của mọi người, bao gồm cả hoàng gia. Các bệnh của chúng thường do tuổi cao hoặc bị thương do đua. Những người chủ đều muốn vật nuôi của mình có điều kiện sức khỏe tốt nhất khi thi đấu".

Đua lạc đà là một ngành kinh doanh sinh lợi cao. Lễ hội Di sản Al Marmoom đã trao giải thưởng 40 triệu USD tiền thưởng cho các chú lạc đà chiến thắng năm nay. Tại Lễ hội Al Dhafra của Abu Dhabi, số tiền thưởng cho giải nhất là hơn 800.000 USD.

Giá mua một con lạc đà cũng khá cao, nhất là những con cái có tốc độ chạy nhanh hơn. Một trong những con lạc đà cái đắt nhất thế giới đã được Thái tử Dubai Sheikh Hamdan bin Mohammed mua với giá 2,7 triệu USD tại một cuộc thi lạc đà.

dịch vụ VIP

Với giá trị lớn như vậy, không quá ngạc nhiên khi chủ nhân của chúng vui quan tâm đến bệnh viện lạc đà. bệnh viện được trang bị đầy đủ thiết bị y tế tiên tiến. Với sức chứa lên đến 62 lạc đà cùng đội ngũ bác sĩ và chuyên gia quốc tế, bệnh viện có thể chăm sóc cùng lúc 22 "bệnh nhân".

Giá phẫu thuật bắt đầu từ 1.000 USD với dịch vụ siêu âm từ 110 USD. Các loại thuốc được sử dụng là thuốc được đặc chế riêng tại phòng thí nghiệm từ những nguyên liệu tốt nhất.

Nơi đây cũng có 2 phò‌ּng th‌ּeo dõi đặc biệt cho phép chủ nhân của các chú lạc đà có thể theo dõi quá trình phẫu thuật.

Bác sĩ phẫu thuật người Anh Claire Booth nói: "Thật thú vị khi bệnh viện của chúng tôi có các dịch vụ không ở đâu có. Lạc đà đua thường gặp phải chấn thương xương nhưng nhiều con sẽ gặp chấn thương hàm khi xảy ra va chạm với nhau".

Bác sĩ Mansoor Ali Chaudhry, Matthew De Bont và bác sĩ Claire Booth cùng một chú lạc đà. Ảnh: CNN.

Ông chia sẻ thêm: "Chúng tôi thường tiêm thuốc an thần cho chúng trước khi chuyển đến phòng mổ. Đôi khi các vết thương quá nặng nên chúng tôi phải phẫu thuật cắt bỏ một phần c‌ơ th‌ể chúng".

Bác sĩ Booth tự hào: "bệnh viện có một trong 3 thiết bị nội soi dài nhất thế giới. Hai cái được đặt tại Mỹ, dành cho cá voi và hươu cao cổ. Chúng tôi có cái thứ ba ở đây cho lạc đà."

Dẫn đầu xu hướng

Tại đây, việc phục hồi chức năng cũng có tầm quan trọng phẫu thuật. Các y tá sẽ giám sát các hoạt động vật lý trị liệu của lạc đà liên tục 24/7.

Chúng được nâng lên bằng một máy tập thể dục và chạy thường xuyên trên đường đua mini của phòng khám. Mặc dù có kích thước to lớn và nổi tiếng khó tính, nhưng các bác sĩ cho biết chúng rất dễ bảo và nghe lời nếu bạn biết cách tiếp xúc.

Bảo tồn quần thể lạc đà là một phần không thể thiếu trong công việc của DCH vì vậy các chương trình nghiên cứu và tái tạo luôn được coi trọng.

Thiết bị nâng các chú lạc đà bệnh. Ảnh: CNN.

Bác sĩ Redha giám sát nghiên cứu thú y, bao gồm các xác lạc đà để tìm ra bệnh của chúng. Tiến sĩ Mansoor Ali Chaudhry là một chuyên gia trong các chương trình sinh sản và nhân giống.

Tiến sĩ Chaudhry chia sẻ: "Đây là công việc đột phá và chúng tôi lựa chọn giống lạc đà dựa trên nguồn gốc và hiệu suất của chúng".

Bác sĩ Redha cho biết: "Chúng tôi sẽ sớm xây dựng một phòng khám ngoại trú tiếp theo. Lạc đà sẽ luôn là biểu tượng của chúng tôi và chúng tôi luôn làm mọi thứ để bảo tồn chúng".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật