Trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc bị cáo buộc cưỡng bức 6 ni cô bằng phương pháp tiếp xúc thân thể để ‘tẩy trần’

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc bị cáo buộc dụ dỗ và đe dọa ít nhất 6 ni cô để ép họ quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc, theo tờ Global Times.
Trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc bị cáo buộc cưỡng bức 6 ni cô bằng phương pháp tiếp xúc thân thể để ‘tẩy trần’
ảnh minh họa

Xem Video: Bãi nhiệm trụ trì hiế‌ּp dâ‌ּm bé 14 tuổi

//

Theo tài liệu dài 95 trang do hai nhà sư ở chùa Longquan, Bắc Kinh, Trung Quốc gửi tới các quan chức chính phủ, ông Học Thành, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc đã gửi tin nhắn cho các ni cô với nội dung: tìn‌ּh dụ‌ּc là một phần trong nghiên cứu về học thuyết Phật giáo và tiếp xúc thân thể là cách “tẩy trần”.

Cách đây vài năm, ông Thích Vĩnh Tín, trụ trì chùa Thiếu Lâm cũng bị cáo buộc dùng xe công quỹ nuôi nhân tình. Ông Vĩnh Tín nhiều lần xuất hiện với hình ảnh cầm iPhone trên tay, gây nhiều tranh cãi khi nhận ôtô hạng sang, và áo choàng có giá 25.000 USD từ giới chức địa phương.

Ngày nay, người ta chỉ có thể nhận biết được những thầy chùa tại Trung Quốc qua chiếc áo, vì họ làm đủ mọi việc. (Ảnh: pixabay.com)

Thời Mạt Pháp: Từ dự ngôn đến thực tại

Trong “Đại thừa Niết bàn Kinh”, Phật Thích Ca Mâu Ni đã tiên đoán rằng sau khi Ngài nhập niết bàn, ma quỷ sẽ chuyển sinh vào làm tăng ni và nam nữ cư sĩ Phật giáo để phá hoại Pháp. Những người này tuy cạo đi tóc râu, khoác áo cà sa, nhưng huỷ phá giới cấm, hành xử không theo Pháp, là tỳ kheo giả.

Các giới luật là điều Đức Phật đích thân để lại, và “Giới Định Huệ” chính là con đường tu luyện đạt đến viên mãn giác ngộ của Ngài. Bởi thế nên, trước khi nhập niết bàn, Ngài đã căn dặn các đồ đệ của mình phải “giữ gìn và tôn trọng các giới cấm, không được buông bỏ hay vi phạm”. Ngài cũng cảnh báo: “Những người vi phạm giới cấm sẽ bị Trời, rồng, quỷ và Thần ghê tởm”.

5 giới cấm cơ bản của đệ tử Phật môn đó là: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâ‌m, không nói dối, không uống rượu. Đối với bất kỳ ai, thực hành 5 giới cấm này cũng giúp người ấy không phạm sai lầm và trở nên đức hạnh.

Tuy nhiên, vào năm 1952, trong lễ ra mắt của Giáo hội Phật giáo Trung Quốc, nhiều “Phật tử” trong Giáo hội đã đề nghị bãi bỏ những giới cấm của Phật. Họ nói rằng những quy định này đã gây ra cái chết của nhiều thanh niên nam nữ. Một số người thậm chí còn biện hộ rằng “Tăng ni nên được tự do lập gia đình, uống rượu, và ăn thịt. Không ai nên can thiệp vào những việc này”.

Xem Video: Xử lý nhà sư đăng ảnh phả‌ּn cả‌ּm trên mạng xã hội

//

Vào lúc đó, Sư Phụ Hư Vân có mặt tại buổi lễ và thấy rằng Phật giáo đang phải đối mặt với nguy cơ bị hủy diệt ở Trung Quốc. Ông đã bước lên phản đối những đề xuất này và đề nghị giữ gìn những giới cấm và y phục của Phật giáo. Sư Phụ Hư Vân sau đó đã bị phỉ báng, và bị dán nhãn là “phản cách mạng”. Ông bị giam giữ trong phòng trụ trì, không được ăn uống hay sử dụng nhà vệ sinh, và bị đánh đập tàn nhẫn tới mức xương sọ bị rạn nứt, chảy máu và gãy xương sườn. Lúc đó ông đã 112 tuổi.

Sau cuộc “Cách mạng Văn hoá”, nền văn hoá truyền thống với đức tin vào Thần Phật và nguyên lý “Thiện ác hữu báo” đã bị huỷ hoại tại Trung Quốc. Những bậc chân tu đạo hạnh như Hư Vân lão hoà thượng đều không còn tại thế. Ngày nay, vẻ ngoài hào nhoáng của những ngôi chùa tấp nập chỉ là tấm áo cà sa che đậy sự mục ruỗng và động cơ trần tục bên trong.

Sau cuộc “Cách mạng Văn hoá”, nền văn hoá truyền thống với đức tin vào Thần Phật và nguyên lý “Thiện ác hữu báo” đã bị huỷ hoại tại Trung Quốc… (Ảnh: youtube.com)

Sau khi ký tấm séc 3 triệu USD để xây dựng một ngôi chùa mới ở Australia, trụ trì chùa Thiếu Lâm Thích Vĩnh Tín phát biểu: “Nếu Trung Quốc có thể du nhập công viên giải trí Disney, tại sao các nước khác không thể xây dựng chùa Thiếu Lâm”. Với câu nói này, ông đã đem chốn tu hành thanh tịnh sánh ngang với khu giải trí của thế tục.

Ánh sáng hy vọng thời Mạt Pháp

Trong thời Mạt Pháp hiện nay, những người lương thiện có tâm cầu Chính Pháp Chính Đạo không khỏi buồn thương rơi lệ trước những câu chuyện trên. Tuy nhiên, chúng không hẳn là đáng buồn, vì hai lý do sau:

Thứ nhất, chân Pháp chân Đạo không bị trói buộc bởi hình thức hay vật chất hữu hình như chùa chiền và sư tăng. Bất cứ nơi đâu có lòng hướng Thiện, sẵn sàng xả bỏ mọi dụ‌ּc vọn‌ּg ích kỷ cá nhân, bất cứ nơi đâu có tâm đại Nhẫn, bao dung được tất cả người trong thiên hạ, thì nơi ấy có Phật Pháp tồn tại.

Kinh Kim Cương có viết: “Bất khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai” (Nghĩa là: Không thể nhận thức đức Như Lai qua một sắc thân có ba mươi hai tướng đẹp) và “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai” (Tạm dịch: Kẻ nào muốn thấy Ta qua hình sắc và âm thanh, kẻ ấy hành tà đạo, chẳng bao giờ thấy được Ta).

Thứ hai, “vật cực tất phản”, “Bĩ cực Thái lai” là quy luật bất biến, khi đạo đức xã hội trở nên cực kỳ bại hoại, ắt sẽ có đấng Giác Giả hạ thế cứu độ chúng sinh. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng để lại những lời tiên tri về sự đản sinh của một vị Phật tương lai. Kinh Phật ghi lại: “Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, sau năm mươi ức năm, Phật Di Lặc hạ thế, giảng Pháp tam biến, độ hết tất cả chúng sinh hữu duyên”.

Vậy nên, chỉ khi chúng ta hiểu rằng “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, thì mới không bị hình thức tôn giáo đánh lừa, chỉ khi chúng ta nắm chắc yếu chỉ của tu luyện là tu chính cái tâm này, thì mới vượt qua được nỗi xót xa thời Mạt Pháp, và vững tin hy vọng, biết đâu một ngày không xa ta sẽ được vị Phật tương lai cứu độ.

“Cách Am Di Lục”, cuốn sách tiên tri cổ xưa của Hàn Quốc có lưu lại dự ngôn về Phật Di Lặc như sau:

A Di Đà Phật nhậm đạo tăng,

Mạt thế cựu nhiễm mất chân Đạo.

Niệm Phật tụng nhiều ngày vô dụng,

Di Lặc xuất thế nào ai hay.

Thời mạt thế, Chân Pháp, chân Đạo đã không còn có thể tìm cầu dựa vào hình tướng tu hành nữa, nên mới có những Thích Vĩnh Tín, những Học Thành nói trên. Vậy nên, con người có tụng niệm Phật hiệu nhiều bao nhiêu mà không chân chính tu tâm thì cũng đều vô dụng. Giữa cái rối ren của thời đại, Đức Di Lặc thầm lặng hạ thế mà nhiều người chẳng biết chẳng hay.

Lưu Bá Ôn, tác giả của dự ngôn nổi tiếng “Thiêu Bính Ca” đời nhà Minh từng tiên tri rằng: “Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, ngài không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”. Lời dự ngôn trên đã hé mở về thân thế tại nhân gian của Phật Di Lặc: Ngài sẽ xuất sinh trong gian nhà cỏ như một thường dân, khô‌ּng mặ‌ּc trang phục của người xuất gia, nhưng sẽ đi khắp bốn phương truyền giảng Phật Pháp. Những người có tâm chân thành hướng Phật nhất định đều sẽ gặp được Ngài.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật