Xin lỗi 7 người bị oan suốt 40 năm

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cụ Thương (94 tuổi) cho biết sau 40 năm, gia đình cụ đã có thể ngẩng cao đầu mỗi khi đi ra đường.
Xin lỗi 7 người bị oan suốt 40 năm
Các nạn nhân trong cùng một gia đình tại buổi xin lỗi.

Ngày 31/10, VKSND tỉnh Tây Ninh tổ chức buổi xin lỗi công khai 7 nạn nhân trong một gia đình bị oan sai suốt 40 năm. Buổi xin lỗi được tổ chức tại UBND xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, nơi vụ án xảy ra.

40 năm và nỗi đau không thể bù đắp

Những người bị oan được xin lỗi gồm: ông Nguyễn Thành Nghị (đã mất), bà Võ Thị Thương (94 tuổi), ông Hồ Long Chánh, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, ông Nguyễn Văn Chiến, bà Nguyễn Thị Lan và ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “nhỏ”).

Phát biểu xin lỗi với những người bị oan, ông Nguyễn Văn Dựa, Phó viện trưởng VKSND tỉnh, nói: “Để xảy ra vụ oan sai có phần lỗi của VKSND tỉnh Tây Ninh và VKSND huyện Trảng Bàng. Trong quá trình điều tra, những người có liên quan không thực thi đúng Pháp Luật, thu thập chứng cứ và để xảy ra oan sai”.

Theo ông Dựa, thời gian giam giữ gần 4 năm là quá dài, để lại nỗi đau dai dẳng cho các nạn nhân. Vụ án xảy ra đến nay đã gần 40 năm, trong số các nạn nhân được xin lỗi có người đã mất. Đây là nỗi đau không gì có thể bù đắp được.

“Với trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, hôm nay, trước mặt các nạn nhân và người dân, đoàn thể, thay mặt lãnh đạo VKS tỉnh Tây Ninh và cơ quan tố tụng trước đây, tôi gửi lời xin lỗi chân thật nhất của ngành kiểm sát Tây Ninh đến với nạn nhân và người dân” - ông Dựa nói.

Thức trắng đêm chờ giây phút này!

Ông Nguyễn Công Trung, đại diện ủy quyền cho 7 nạn nhân, chấp nhận lời xin lỗi muộn của VKSND tỉnh Tây Ninh. Ông Trung cho rằng nếu buổi xin lỗi này có mặt ông Nghị (đã mất) thì sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngoài ra, ông cũng mong VKS tỉnh sẽ xúc tiến nhanh việc tạm ứng bồi thường oan sai cho các nạn nhân.

Có mặt tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Cảm (em ruột ông Dũng, bà Lan) chia sẻ niềm vui: “Suốt đêm tôi không thể nào ngủ được, chỉ mong đến sáng để đến dự buổi xin lỗi. Tôi là người từng chứng kiến anh mình bị bắt, bị còng lên xe giải đi. Khi đi lấy chồng, tôi bị nhà chồng coi khinh, cho là em kẻ cướp” - bà Cảm nói.

Sau buổi xin lỗi, cụ Thương, nạn nhân lớn tuổi nhất, cho biết khi nhận được quyết định xin lỗi thì sức khỏe của cụ đã khá hẳn lên. Cụ và gia đình từ nay đã có thể ngẩng cao đầu mỗi khi đi ra đường.

“Đêm qua tôi cùng các con cháu không thể ngủ được. Gia đình tôi quá vui mừng, chỉ mong trời nhanh sáng để đến buổi xin lỗi. Sau bao ngày chờ đợi, sống chui sống lủi, không dám nhìn đời, nhìn người, cuối cùng chúng tôi cũng lấy lại được danh dự cho mình. Trước khi đi tôi cũng thắp nén nhang thông báo với ông ấy (ông Nghị - PV) là hôm nay người ta xin lỗi” - cụ T.Tâm sự.

Cụ Thương rưng rưng nói rằng sẽ tha thứ tất cả bởi gia đình đã chịu đựng nỗi đau quá lớn không gì có thể bù đắp được. Cụ mong sẽ không có thêm một gia đình nào phải rơi vào vòng lao lý như những gì gia đình mình đã trải qua. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật