Kỳ 2- Người đàn ông của tình thân và tình si

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Tại sao lại là Hải Đăng”, tôi hỏi về tên của tổ hợp nhà hàng dịch vụ ăn uống nổi tiếng thành phố Hoa phượng đỏ. Anh nói ý nghĩa của nó thì phải tính từ khoảng 155 năm về trước, khi ngọn hải đăng đầu tiên được người Pháp làm ra và đặt ở Hải Phòng.
Kỳ 2- Người đàn ông của tình thân và tình si
Một góc hầm rượu trong nhà hàng Âu của Hải Đăng

“Ban đầu nghĩ ra nhiều tên lắm, vì các anh em đến từ các vùng miền khác nhau, nghĩ ra cái gì cũng chạm”, anh cười.

Mô hình lớn, diện tích lớn tới hơn 6 ha, khá đầy đủ, thậm chí còn từng được quy hoạch thành khách sạn, nhưng nếu thời điểm này làm khách sạn thì cung sẽ vượt quá cầu, sẽ bị lỗ.

Nhưng “người có tiền đầu tư khác, người có nghề đầu tư khác”, anh nhắc với tôi điều này không dưới 5 lần trong một buổi nói chuyện ngắn.

Trong câu nói của anh không phải nói anh, mà là “bọn tớ”, bao gồm cả Chủ tịch HĐQT Mai Xuân Thắng, Tổng Giám đốc Nguyễn Trung Tuyến, với gần 40 năm làm việc cùng nhau, thân như ruột thịt.

Chưa từng xung đột, càng khó khăn, càng gắn bó bởi mỗi con người đều đã thấu táo từng hoàn cảnh của nhau.

“Chơi thân với nhau như anh em trong nhà, mỗi ông một lĩnh vực phân công nhau ra làm. Đôi khi mọi việc lại rất đơn giản, sáng ra ăn sáng với nhau, cái cốc này y xì đồng, không có ông nào có ý kiến gì chứ gì, vậy thì sáng mai mang tiền tới nộp, nộp theo tỉ lệ cổ phần”.

“Không ông nào bảo lãnh cho ông nào đi vay vốn, đi vay ngân hàng. Công ty không đi vay ngân hàng, tự khắc biết tỉ lệ cổ phần bao nhiêu, tự mang tiền tới quyết toán nộp”, anh nói bằng giọng rõ ràng nhưng vẫn cảm nhận đâu đó sự ấm áp.

Rồi anh kể thực ra webite là ý tưởng của đồng chí Chủ tịch, “kém mình 6 tuổi nhưng ý tưởng vô cùng xa, lắm lúc chẳng có bản vẽ gì, vẫn cứ ra công việc”. Lắm khi anh chủ tịch say mê chỉ đạo nhân viên miệt mài mà vẫn bị mắng tới tấp.

Còn anh già nhất thì phụ trách toàn bộ thị trường đầu vào, thị trường đồ uống Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra, hay các đồng chí lãnh đạo khác người phụ trách thị trường miền trung, người thì nam bộ.

Nói điều này để thấy sự phân định rõ ràng, hàng hóa đầu vào nếu không trung thành tuyệt đối với nhau thì sẽ không bao giờ bền vũng được. Chỉ cần vài phần trăm, không cần nhiều, với mấy trăm tỷ hàng hóa như vậy, sẽ dần tới việc công ty đi xuống và không ngồi với nhau nữa, anh Vượng ví dụ.

Ở tuổi của anh, kinh qua không biết bao nhiêu khổ ải, anh nói doanh nghiệp khởi nghiệp chưa hiểu về nhau mà chỉ có tiền góp vào thì hãy coi chừng, bởi chưa hiểu nhau thấu đáo, để có gì đó nhún nhường hay mạnh dạn góp ý.

Nhiều công ty cổ phần tan vỡ vì chưa hiểu nhau thấu đáo, mặc dù bản thân các thành viên chưa chắc đã xấu, mà chỉ một hiểu nhầm rồi đem kể cho người khác, người đó chỉ cần nói rằng việc không làm được thì sự nghi kỵ sẽ xuất hiện.

Anh tự hào nói rằng ở Hải Phòng, người ta không nể bọn anh vì làm ăn kinh doanh mà nể bởi sự gắn bỏ với nhau như anh em trong nhà. Trong suốt thời gian dài có nhau, ăn uống với nhau, gian khổ nào cũng trải qua. Cả ba người không cùng quê, nhưng nay lại chung chiến hào hơn 40 năm.

Là người có nghề, được đào tạo, rèn luyện từ lúc làm ở Tổng Cục du lịch tại Hải Phòng từ những năm 80, tuổi đời ngành du lịch, văn hóa ẩm thực khiến các anh trở nên khá chi tiết, tỉ mỉ trong chau chuốt nghề nghiệp. “Đây là sự khác biệt giữa người có tiền đầu tư khác, người có nghề đầu tư khác”, anh nói.

Thời điểm năm 2007 cực kỳ khó khăn, tòa nhà Happy Place nếu như cố tình theo quy hoạch khách sạn 9 tầng thì không có ngày hôm này. Năm 2008 là năm đại suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Mỹ, thời điểm dự án đó đã ép cọc rồi, nhưng sau vẫn quyết định chỉ làm hai tầng để phục vụ hội nghị, tiệc cưới.

Năm đó nếu cư theo phong trào xây khách sạn sẽ không bao giờ có được ngày hôm nay, anh nói. Bởi riêng xây dựng đã mất ít nhất hai tới ba năm, lại còn suy thoái thì giải quyết sao được.

Thời đó có anh em cổ đông bảo thôi, bán bớt đi thôi, không giữ đất nhiều làm gì. Nhưng bán đất là hạ sách nhất, không bán đi chỉ mua vào. Bước ngoạt xảy đến khi quay ra trung tâm tiệc cưới, bấy giờ mới tồn tại được, thậm chí chỉ trong 6 tháng đã có thu ngay lập tức.

Dẫn tôi qua cửa Seaman Club, anh nói nhiều người không hiểu tại sao lại là Seaman Club, và lại từ ở Hải Phòng. Thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước, đại diện hàng hải của các nước Đông Âu đã có mặt ở Hải Phòng rất đông, Seaman Club được sinh ra để các thuyền viên khi xuống cảng có nơi lui tới.

Thời kỳ bao cấp được bãi bỏ, Seaman Club từ đó cũng mất theo, nên Hải Đăng quyết định lấy lại để đưa vào đây.

``Kỹ sư động cơ đốt trong`` Nguyễn Văn Vượng với niềm tự hào bộ sưu tập rượu vang

Tình si cuộc đời

Dù là công việc làm nghề gì cũng khó tránh khỏi được những điều chưa đúng trên đường đi.

Khi những món tráng miệng cuối cùng được bày lên, anh đăm chiêu cầm ly rượu vang lắc nhẹ, nhấp ngụm rượu anh nói: “nhiều khi trong cuộc sống hiện đại đã là đàn ông làm gì cũng phải nhất, ăn nhiều nhất, ngủ nhiều nhất, làm nhiều nhất, hy sinh nhiều nhất, khổ đau nhiều nhất… Những cái đó là phải nhất bởi rốt cuộc thì làm việc là vì ai, chẳng phải là vì gia đình sao”.

Trầm ngâm anh kể, có những lúc khó khăn, các anh ngồi nói với nhau “không nộp tiền đi mai lấy gì mà làm. Có cả những ngày phải ra vay nóng hàng vàng, nhưng không dám nói với vợ. Bởi nói ra vay tiền hàng vàng để làm ăn thì vợ không bao giờ đồng ý, nhưng vẫn phải làm việc ấy”.

Lại đôi khi chị nặng nhẹ anh rằng sao khó khăn anh không chia sẻ, cứ giữ một mình. Hạ ly xuống anh nói như tự sự, “Trong gia đình chỉ nên một người đau đầu. Em cứ thảnh thơi đi cho nhà cửa sạch sẽ, ấm êm”.

Xem Video: Chàng trai khởi nghiệp với ý tưởng 500 đồng lẻ, doanh thu 300 triệu/tháng

//

Trong ấm, ngoài mới êm được là chủ nghĩa anh tôn thờ. Nói về gia đình, dựa lưng vào ghế, giọng anh khi này hơi thấp, nhưng ấm lại, “gia đình không ổn định, bị chống đối thì đầu óc không làm được gì mà cuối cùng thì làm cho ai, và làm để làm gì”.

Anh mê làm kinh tế, nói về làm kinh tế anh như đứa trẻ kể về giấc mơ của mình. Cái ngày anh còn làm doanh nghiệp nhà nước, anh đã tích góp mua một mỏ đá nhỏ để kinh doanh, nhưng giấu gia đinh.

Đêm nào anh cũng nằm mê man về bộn bề lo toan, nhưng lại không chia sẻ với người phụ nữ đời mình, sợ chị lo rồi lại khiến sự việc nảy sinh sang nghi ngờ.

Theo tình yêu mà nói, anh vui vui kể chuyện đùa rằng có lần biết mình bị ông xe ôm đầu ngõ theo dấu bởi chị sợ anh không kể cho chị mọi chuyện.

“Em không cần cái thứ tiền tài đó” là điều chị nói với anh khi anh kể cho chị nghe câu chuyện của mình. Cho tới tận bây giờ chắc chỉ có thể tòm gọn trong hai chữ tình yêu mà thôi, anh chia sẻ.

Khi xảy ra bất cứ điều gì trong mối quan hệ, đừng nên hỏi tại ai, mà phải hỏi mình đã làm gì để xảy ra vấn đề như này.

Một sở thích của doanh nhân chuyên kinh doanh rượu là anh không hề thích rượu mạnh, có chăng chỉ duy có thứ cognaz khiến anh nghiện ngầm. Dù bận công việc là vậy, có những ngày anh tự hào kể về những lần trổ tài nấu ăn cho giá đình, những ngày tụ tập gia đình quây quần bên nhau.

“Có những cái mong muốn mà không đi đúng hướng thì nó không bao giờ thành hiện thực, phải tôn trọng người thì người ta mới tôn trọng mình. Người ta phải thấy mình trân trọng họ, người ta mới tìm đến và trân trọng mình”, bắt tay nhau ra về, tôi vẫn không khỏi dừng suy nghĩ về những lời chia sẻ của doanh nhân thoáng đạt đất cảng này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật