Nuốt lệ xa 2 con thơ, cô giáo vượt 130km đường rừng đi dạy trẻ em vùng xa gặp nạn mất tay

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đọc câu chuyện này mà thấy thương ghê các mẹ. Cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, cái tâm với nghề, mà một người phụ nữ đã vĩnh viễn mất đi cánh tay của mình, 2 đứa trẻ thiếu vắng vòng tay chăm sóc của mẹ, và một người chồng đau đáu nhìn vợ chịu cảnh thương tật mà xót xa.
Nuốt lệ xa 2 con thơ, cô giáo vượt 130km đường rừng đi dạy trẻ em vùng xa gặp nạn mất tay
Ảnh minh họa

Người phụ nữ trong câu chuyện này là chị Trần Thị Bá Tiền (SN 1984) – giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Hà Đông (xã Hà Đông, H.Đắk Đoa, Gia Lai). Trường đóng trên địa bàn rẻo cao, xung quanh là núi non điệp trùng. Trường cách trung tâm H.Đắk Đoa hơn 50km. Nơi đây chủ yếu đồng bào dân tộc Ba Na sinh sống. Trường có trên 30 giáo viên, ai cũng ở xa nhà, gần nhất phải trên 50km, còn xa nhất là cô Tiền. Tất cả các giáo viên đều ở tập thể ngay tại trường. Cứ thứ 2 các giáo viên đi và chiều thứ 6 về nhà.


Vào cái ngày thứ hai định mệnh ấy, cũng như mọi khi, chị Tiền lại dắt xe chạy đến trường chuẩn bị cho một tuần mới. Vào khoảng 4 giờ sáng 9-9, mặc cho những cơn mưa kéo dài và hơi lạnh tỏa ra từ núi rừng ngút ngàn, cô Tiền vượt đoạn đường dài 130km từ nhà đến trường. Khi còn cách trường khoảng 10km, cô Tiền gặp tai nạn tại con đường rừng. Cánh tay trái của cô bị bánh xe tải chở mì chèn qua, dập nát.

Xem Video: Người phụ nữ 15 năm dạy bơi lội cho trẻ em vùng lũ 

//


Sau khi được đưa đi cấp cứu, mặc dù các bác sĩ dù đã cố gắng hết sức nhưng đã phải làm điều không mong muốn, cắt bỏ phần cánh tay bị thương của cô Tiền.


Ảnh: Người lao động


“Sau khi bị xe cán qua cánh tay, tôi vẫn tỉnh và nhìn thấy cánh tay bị dập nát, không còn cảm giác. Lúc đó rất đau, và sự sợ hãi chiếm hết tâm trí của tôi. Khi tỉnh lại, tôi thấy mình nằm trong bệnh viện. Điều đầu tiên tôi làm là nhìn xuống cánh tay, và đã thấy không còn. Theo phản xạ, tôi chỉ biết hốt hoảng hỏi chồng và đồng nghiệp nhưng họ chỉ khóc và không nói gì. Giờ thì nó mất thật rồi! Làm sao tôi có thể lái xe 130km mà đi dạy được nữa?”, cô Tiền nghẹn ngào kể lại giây phút kinh hoàng, cùng câu hỏi bỏ lửng khiến ai nấy đều không cầm được nước mắt.


Chị Tiền kết hôn vào năm 2005, sau khi sinh được bé gái đầu lòng, Tiền tiếp tục đi học. Đến năm 2014, Tiền được nhận vào Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Hà Đông – một ngôi trường vùng sâu, vùng xa. Lúc đó, gia đình rất vui, nhưng cũng rất lo vì quãng đường đi dạy hơn 130km, trong đó nhiều đoạn là đường đèo.


Thế nhưng, những khó khăn của đoạn đường đèo, băng rừng vượt ổ gà không làm nản bước chân của người giáo viên nhiệt huyết.

Xem Video: Cô giáo 40 năm dạy chữ miễn phí cho trẻ nghèo ở Cần Thơ 

//

Theo đuổi cái nghề đem tri thức, con chữ đến với các trẻ em vùng xa, cũng đồng nghĩa với việc Tiền phải tạm để 2 đứa con nhỏ chịu thiệt thòi cảnh vắng mẹ. Sau giờ dạy, cô Tiền thường lấy điện thoại gọi nói chuyện với con, chuyện trò được mấy câu là nước mắt ngắn, nước mắt dài. Chính vì vậy, vào chiều thứ 6, dù thời tiết thế nào, dạy muộn đến bao lâu đi nữa, Tiền vẫn quyết chạy về nhà.


Ảnh: Công an TPHCM


Nhiều người khuyên Tiền, tranh thủ chiều chủ nhật đi đến trường để khỏi đi trong đêm nguy hiểm, nhưng cô chỉ cười và nói: “Đi dạy cả tuần nên ở nhà với con được giờ nào hay giờ đó. Với lại chồng đi làm, chỉ có mẹ già 80 tuổi và 2 con nhỏ nên đi sớm không đành”.


Một người phụ nữ chịu thương chịu khó, có tâm với nghề là thế, nhưng dường như ông trời đã bỏ quên một người tốt như chị Tiền khi nỡ giáng xuống tai nạn nghiệt ngã như thế. Chẳng phải đơn giản để một người quyết định đến làm việc tại những địa điểm xa xôi hẻo lánh như thế, càng không có nhiều người mẹ nỡ xa con cái, gia đình mình. Ấy vậy mà chị Tiền vẫn chấp nhận tất cả những khó khăn cực khổ về phần mình, để hoàn thành tốt nhất cả hai nhiệm vụ là cô và làm mẹ. Những chuyến xe băng rừng, vượt đèo, sương gió và nắng cháy vẫn không khiến cô chùn bước chừng nào vẫn còn nghe được tiếng ê a của các em học sinh ở buôn làng cũng như tiếng cười đón mẹ của 2 đứa con ở nhà. Thế nhưng, chỉ với một cú ngã định mệnh ấy gần như đã cướp đi hết những nỗ lực và dập tắt mọi hy vọng của chị Tiền về cái nghiệp mà mình theo đuổi bao lâu nay. “Làm sao tôi có thể lái xe 130km mà đi dạy được nữa?” – câu hỏi đầu tiên của chị khi nhìn vào cánh tay đã mất của mình cứ ám ảnh em mãi. Đến tận khi phải đối diện với nỗi đau của mình, chị Tiền vẫn dành tâm trí để suy nghĩ về công việc của mình.


Ảnh: Công an TPHCM


“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai…” chính nhờ những người chấp nhận hy sinh, đánh đổi bình yên của bản thân để lên vùng cao công tác như chị Tiền trong câu chuyện trên, hy vọng của những đứa trẻ ở trên ấy mới được tiếp tục thắp sáng. Chắn chắn, những đóng góp của Tiền sẽ được ghi nhận, không chỉ trong lòng của những thầy cô, học trò nơi đây mà còn là của xã hội.


Với một cánh tay không còn nguyên vẹn, chị Tiền có thể sẽ tiếp tục công việc và đam mê của mình theo một cách khác, hoặc từ bỏ.

Nhưng nghị lực, sự nhiệt huyết của chị trong công việc cũng như tình mẫu tử sâu nặng của chị sẽ còn đọng lại mãi và là nguồn cảm hứng cho những người trẻ sau này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật