HLV Nhật Bản: bệnh thành tích “làm hại” cầu thủ Việt Nam

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
HLV Nhật Bản - ông Shinozaki cho rằng chuyện đưa các cầu thủ có đẳng cấp đội tuyển đá các sân chơi trẻ là không hợp lý.
HLV Nhật Bản: bệnh thành tích “làm hại” cầu thủ Việt Nam
Ảnh: Văn Nhân

Dẫn đội Jubilo Iwata tham dự Festival bóng đá trẻ kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nhật - HAGL ENEOS CUP 2023 tại Gia Lai, ông Shinozaki có cuộc trò chuyện với Báo về bóng đá trẻ. Trưởng đoàn đội Jubilo Iwata cho rằng bóng đá Việt Nam đang làm sai về quy trình phát triển của cầu thủ, cần phải thay đổi để nâng tầm ĐTQG.

Theo đó, Báo hỏi ông Shinozaki: Bóng đá Nhật Bản có đưa những cầu thủ giỏi nhất, hay các tuyển thủ xuống đá đội trẻ để lấy thành tích?

HLV Nhật Bản giới thiệu về quy trình phát triển của cầu thủ Nhật Bản được lên kế hoạch bài bản, phát triển từ thấp đến cao.

“Chúng tôi không bao giờ làm như thế. Các cầu thủ đều tự lập kế hoạch phát triển bản thân. Họ sẽ đưa ra các mục tiêu để cố gắng và phấn đấu hoàn thiện theo từng ngày, tự chấm điểm các mục tiêu thực hiện và nhờ các thầy hướng dẫn để có thể hoàn thành các mục chưa thể làm tốt”, ông Shinozaki chia sẻ với Saostar.

Người viết đưa ra các ví dụ về chuyện Quang Hải, Văn Hậu, Tiến Linh, Đức Chinh, Hoàng Đức, Hùng Dũng, Trọng Hoàng, Hồ Tấn Tài… đi đá SEA Games, dù phần lớn đã vô địch AFF Cup và tham dự vòng loại World Cup 2022. Văn Hậu xuất  ngoại sang Hà Lan vẫn về đá SEA Games, thậm chí lên ĐTQG vẫn được gọi đá U19. Mục đích là cố gắng lấy thành tích giải trẻ và khu vực.

Trưởng đoàn CLB Jubilo Iwata nhận xét: “Điều đó không đúng. Cầu thủ cần có mục tiêu phát triển. Mỗi cột mốc sẽ tạo ra động lực, khát khao và sự cố gắng để các cầu thủ phấn đấu. Cầu thủ lên đội tuyển quốc gia thì không nên đưa về đá đội trẻ”.

Ông Shinozaki kể thêm bóng đá Nhật Bản vẫn có 1 số trường hợp đá đội trẻ nhưng chỉ dành cho sân chơi thế giới. Tức các sân chơi như Olympic, bởi trình độ không thua kém và động lực lớn cho cầu thủ toả sáng ở cấp thế giới.

Trong cuộc trò chuyện, ông Shinozaki cảm thấy hứng thú với chủ đề đưa các cầu thủ giỏi xuống đá đội trẻ lấy thành tích. Do đó, ông Shinozaki lên phòng mang máy tính xuống giới thiệu với người viết về quy trình phát triển của một cầu thủ Nhật Bản.

Các cột mốc về độ tuổi được ghi cụ thể, bước tiến của cầu thủ đi theo bậc thang từ thấp đến cao, không có chuyện bẻ cong quy trình theo kiểu bóng đá Việt Nam đưa nhiều tuyển thủ đi đá SEA Games. Ảnh: Văn Nhân

Ở biểu đồ phía trên, vị HlV Nhật Bản giải thích ngắn gọn, trường hợp cầu thủ phấn đấu đến tầm chuyên nghiệp thì không đưa trở lại đá giải trẻ, hoặc thi đấu cho đội tuyển quốc gia thì không thể đá cho U20 và U22. Bởi điều đó kéo lùi sự phát triển của cầu thủ.

Trưởng đoàn CLB Jubilo Iwata kể các cầu thủ trẻ Nhật Bản có khát vọng ra nước ngoài chơi bóng. “Các cầu thủ đề ra mục tiêu và tất cả đều có mong muốn được ra nước ngoài thi đấu. Chúng tôi cũng không quan tâm cầu thủ đi châu Âu thì kiếm được bao nhiêu tiền, quan trọng là các cầu thủ được thi đấu để phát triển đến mức cao nhất của sự nghiệp. Nếu tiến bộ thì họ sẽ được thi đấu tại các giải đấu lớn (Đức, Anh…) và kiếm được nhiều tiền. Hiện chúng tôi có rất nhiều cầu thủ sang châu Âu…”.

Đó là lý do không có chuyện các cầu thủ  Nhật Bản bị đưa từ đội tuyển xuống đá các đội trẻ để lấy thành tích khu vực. Ông Shinozaki cho rằng câu chuyện của bóng đá Việt Nam sẽ làm hại cầu thủ và không thể nâng tầm ĐTQG, bởi bẻ cong quy trình phát triển của cầu thủ.

Ngoài ra, ông Shinozaki nói việc hoãn các giải chuyên nghiệp liên tục là điều không tốt. Bóng đá Việt Nam cần thay đổi để các cầu thủ có điều kiện phát triển tốt nhất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật